Cát biển - Vật liệu xây dựng trong tương lai

18/04/2024

TN&MTHiện nay, ở nước ta nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn, trong đó việc xây dựng các công trình hạ tầng (công trình xây dựng, công trình giao thông) luôn đòi hỏi một khối lượng lớn vật liệu, trong đó có vật liệu cát dùng để đắp nền đường, san lấp, làm vữa xây dựng và bê tông. Đây cũng là loại vật liệu được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Singapore đã áp dụng thành công.

Cát biển - Vật liệu xây dựng trong tương lai

Thay thế cho cát sông: Tính khả thi cao

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn bị nguồn vật liệu đắp nền (cát, đất,...) cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ TN&MT đã lập dự án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long “để đánh giá tài nguyên cát biển. Dự án được giao cho Cục Địa chất Việt Nam, trực tiếp là Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển chủ trì cùng các đơn vị phối hợp thực hiện. Ông Vũ Tất Tuân, Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển - Chủ nhiệm dự án cho biết, các mục tiêu cụ thể của dự án là đánh giá tài nguyên cát biển làm vật liệu san lấp, xây dựng 1,4 tỷ m³; đánh giá, dự báo tác động của khai thác cát biển đến môi trường, đề xuất giải pháp khắc phục, bảo vệ; đề xuất công nghệ khai thác cát biển phù hợp và xác định khả năng, lĩnh vực sử dụng cát biển, đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên khoáng sản; đồng thời tạo cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất cơ chế chính sách quản lý thăm dò, khai thác cát biển, từng bước thay thế nguồn cát sông trên đất liền, phục vụ kịp thời, hiệu quả phát triển KT-XH. Mục tiêu nhiệm vụ năm 2023 là đánh giá tài nguyên cát biển làm vật liệu san lấp tại khu B1 (0 - 10 m nước) tỉnh Sóc Trăng, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về vật liệu san lấp cho các dự án đường cao tốc trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long khởi công trong giai đoạn 2023- 2024, với mục tiêu tài nguyên cấp 333 và 222 là 400 triệu m³, trong đó, cấp 222 là 100 triệu m³.

Ông Lê Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam cho biết, hiện nay, Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển đã hoàn thành báo cáo kết quả khu B1, đã được Cục Địa chất Việt Nam thẩm định ngày 11/11 vừa qua; đã trình Bộ thẩm định, phê duyệt ngày 24/11. Về kết quả khu B1, Liên đoàn đã khoanh định được 1 thân khoáng cát biển có diện tích 161,4 km2, phân bố trên bề mặt đáy biển, thành phần là cát hạt mịn, bở rời, lẫn ít bột, sét. Thân cát có chiều dày từ 2- 7,3 m, trung bình 4,3 m; hàm lượng tổng cát trung bình là 82,9%; modul độ lớn trung bình 0,72, thuộc loại cát hạt mịn. Đồng thời, đã đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển làm vật liệu san lấp cấp 333 và cấp 222 đạt 683,9 triệu m3, trong đó cấp tài nguyên 222 là 143,3 triệu m3. Liên đoàn cũng đã xác định cát biển khu B1 đáp ứng yêu cầu làm vật liệu san lấp hạ tầng đô thị, nền móng công trình xây dựng; đáp ứng được các chỉ tiêu cơ bản làm vật liệu san lấp nền đường ô tô theo TCVN 9436:2012.

Bên cạnh đó, làm rõ đặc điểm địa hình - địa mạo đáy biển, địa chất, chế độ thủy động lực khu B1; làm rõ hiện trạng địa chất môi trường, tai biến địa chất khu vực nghiên cứu: xác định môi trường nước trong khu vực có biểu hiện ô nhiễm kẽm, nguy cơ ô nhiễm thủy ngân; trầm tích trong khu vực không bị ô nhiễm; không có biểu hiện tai biến địa chất; đường bờ biển khu vực biển Sóc Trăng hiện tại có xu thế bồi tụ. Ngoài ra, Liên đoàn đã lựa chọn khu vực khoáng sản cát biển diện tích 32 km2, chiều dày thân khoáng trung bình 4,5m, hàm lượng tổng cát 86%, tài nguyên cấp 222 là 143,3 triệu m3, phân bố tại khu vực biển độ sâu 2,8 - 9 m, cách Cửa Định An 21 km, có điều kiện khai thác khả thi. Liên đoàn đã đề xuất độ sâu khai thác đến 3 m, tối đa 4 m; phương pháp khai thác là sử dụng tàu hút xén thổi cỡ trung bình - nhỏ, vận chuyển bằng xà lan theo luồng hàng hải Định An đến nơi tiêu thụ.

Theo ông Trần Bình Trọng, Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam, trong quá trình thực hiện, Cục Địa chất Việt Nam, các đơn vị thi công Dự án xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; đã tập trung, nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, vướng mắc để thực hiện. Tuy nhiên, do thi công công trình địa chất trên biển gặp nhiều khó khăn, thời tiết trên biển diễn biến phức tạp, thiếu thiết bị chuyên dụng,... nên thi công thực địa kéo dài, làm tăng các chi phí khác kèm theo.

Cần nghiên cứu thêm

Trước nhu cầu thực tế trên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, quá trình nghiên cứu cát biển thay thế cát sông đang được triển khai quyết liệt, lấy mẫu, làm xét nghiệm và bước đầu thấy kết quả rất khả thi. Riêng khu vực ĐBSCL lượng cát biển có thể lên 150 tỉ triệu khối, nếu thành công, lượng cát này dùng được cho cả nước.

Theo ông Nguyễn Văn Nguyên, Cục phó Cục Địa chất Việt Nam, tính chất của cát sông và cát biển là đều có nguồn gốc phong hóa giống nhau từ các đá trong lục địa, có chung thành phần khoáng vật chính (khoáng vật thạch anh). Tuy nhiên, cát biển trước nay ít được chọn làm vật liệu xây dựng do hạt nhỏ, mịn, kèm theo lượng mùn, sét nhiều hơn cát sông. Cát biển thường chứa vụn sinh vật biển và đặc biệt bị nhiễm mặn. Cát sông thô hơn, hạt đa dạng, sắc cạnh, rất phù hợp cho các công trình xây dựng mà không cần qua quá trình xử lý. Bên cạnh đó, cát biển chưa được sử dụng nhiều trong xây dựng là có một số thành phần hóa học có hại, gây ăn mòn kim loại như SiO3 cao hơn nhiều so với cát sông. Cục phó Cục Địa chất Việt Nam nhấn mạnh, đối với nhu cầu làm vật liệu san lấp thì cát biển và cát sông đều sử dụng được. Tuy nhiên, với nhu cầu làm cốt liệu xây dựng (vữa và bê tông) thì việc sử dụng cát biển phải được nghiên cứu ở từng mỏ để đề ra giải pháp xử lý đáp ứng theo yêu cầu của cốt liệu được nêu trong các tiêu chuẩn quốc gia.

Ông Nguyễn Văn Nguyên, Cục phó Cục Địa chất Việt Nam thông tin thêm, về mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án, cần xem lại mục tiêu đánh giá quy mô, chất lượng khoáng sản cát biển làm VLXD, san lấp tại vùng biển Sóc Trăng với tài nguyên cấp 333 đạt 1 tỷ m3 là thấp so với triển vọng cát biển được xác định ở khu vực này (tài nguyên hơn 13 triệu m3). Về phạm vi nghiên cứu Dự án, cần nghiên cứu đánh giá tác động ở khu vực điều tra 10 - 30 m nước đến việc sạt lở bờ biển khi khai thác tới độ sâu 30 m nước.

Nêu rõ các giải pháp kỹ thuật khi dùng cát biển làm vật liệu san lấp. Cụ thể, trong thời gian qua một số cơ quan chuyên môn đã nghiên cứu triển khai một số đề tài, như: Nghiên cứu chế tạo phục gia hóa học cho bê tông sử dụng cát biển và nước biển ứng dụng cho việc bồi đắp, lấn biển; Nghiên cứu chế tạo cấu kiện bê tông sử dụng tro xỉ nhiệt điện và vật liệu tại chỗ (cát biển, cát nhân tạo); Nghiên cứu khả năng sử dụng cát biển trong xây dựng đường bộ tại Việt Nam,...

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, cát biển đáp ứng cơ bản yêu cầu, tiêu chuẩn làm vật liệu san lấp, làm nền đường, cấu kiện xây dựng,... Tuy nhiên, trong cát biển có chứa một lượng nhất định muối hòa tan. Vì vậy, khi sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp, nền đường sẽ có một số tác động bất lợi gây ra ăn mòn cốt thép ảnh hưởng kết cấu công trình khi tiếp xúc trực tiếp với cốt thép hay việc ảnh hưởng đến môi trường xung quanh: đất nông nghiệp, các mạch nước ngầm, khi các muối hoàn tan bị cuốn trôi theo dòng nước. Ngoài ra, cần bổ sung làm rõ nhiệm vụ của các bộ, ngành và địa phương liên quan trong dự thảo Tờ trình và Quyết định đối với quá trình thực hiện Dự án.

Hương Trà
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 4 năm 2024

Tin tức

Thông cáo báo chí số 18, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đưa hoạt động chất vấn trở thành điểm nhấn của mỗi kỳ họp Quốc hội

Tuần làm việc thứ 4, Quốc hội tập trung hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam lắng nghe nông dân nói

Tài nguyên

Giải pháp đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt đô thị

Bế mạc hội nghị “Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai năm 2024”

Quản lý vận hành công trình cấp thoát nước bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Cấp nước an toàn thúc đẩy sự phát triển bền vững quốc gia

Môi trường

Khai mạc COP29: Việt Nam cùng thế giới đoàn kết vì hành động khí hậu quyết liệt hơn

Nông thôn vùng châu thổ sông Cửu Long vào mùa nước nổi trong tương lai

Liên minh Rừng mưa thúc đẩy Quản lý dịch hại tổng hợp ở Việt Nam

Tăng cường quản lý rác thải nhựa vì môi trường bền vững

Video

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Khoa học

Sử dụng MODIS để lập bản đồ các điểm nóng đốt rơm rạ ngoài trời, đánh giá sơ bộ nồng độ bụi mịn PM 2.5 tại Việt Nam

Đoàn Việt Nam tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị CAFEO42

Bài 2: Cần xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, hệ thống bản đồ các tỷ lệ chi tiết, hiện đại để chủ động ứng phó thiên tai bất thường

Bài 1: Bản đồ cảnh báo lũ quét và nguy cơ sạt lở đất- Công cụ thiết yếu còn manh mún, dàn trải

Chính sách

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sử dụng cát nhân tạo giải pháp giảm áp lực về môi trường cho các dòng sông

Xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu): Tự ý xây cất nhà trái phép trên khu đất đang bị phản ánh

Phát triển

Grac có thể hỗ trợ phụ nữ làm các chương trình kinh tế tuần hoàn

Say cùng “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya”

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thương hiệu yến sào Koreanest tiên phong mô hình kinh tế tuần hoàn - Hướng tới tương lai bền vững

Diễn đàn

Tin bão trên biển Đông: Cơn bão số 8

Hà Nội cấm xe máy cũ, ô tô, xe buýt chạy dầu trong vùng phát thải thấp

Thời tiết ngày 11/11: Bão Yinxing suy yếu, Thừa Thiên Huế mưa rất to

Xu hướng tất yếu của tương lai