Cấp bách kiềm chế ô nhiễm nhựa

14/07/2024

TN&MTNhựa có ở khắp mọi nơi, kể cả trong cơ thể con người. Ngành công nghiệp thu lợi nhuận từ các sản phẩm không an toàn, chuyển gánh nặng kinh tế, sức khỏe cho công chúng và các chính phủ.

Cấp bách kiềm chế ô nhiễm nhựa

Rác thải nhựa trên bãi biển Famara, Lanzarote, Tây Ban Nha

Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe

Năm nay, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy vi hạt nhựa trong mọi mẫu mô nhau thai mà họ thử nghiệm; trong động mạch, nơi nhựa có liên quan đến việc tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ… Những khám phá này bổ sung thêm bằng chứng về sự phổ biến của nhựa và sự hiểu biết ngày càng tăng của chúng ta về những rủi ro sức khỏe mà nó gây ra.

Ủy ban Nhựa và Sức khỏe con người Minderoo - Monaco ước tính, chỉ riêng ở Mỹ trong năm 2015, chi phí cho bệnh tật, khuyết tật và tử vong sớm do tiếp xúc với các hóa chất BPA, DEHP và PBDE có trong nhựa đã vượt quá 675 tỷ USD.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, chúng ta mới chỉ ở trong thời kỳ “tạm lắng” trước khi cuộc khủng hoảng nhựa thực sự bắt đầu. Trong một đánh giá nghiên cứu về tác động của việc gia tăng ô nhiễm vi nhựa, các tác giả cho biết, “sự bùng phát rộng rãi của ô nhiễm vi nhựa vẫn chưa xảy ra”.

Theo các nhà khoa học, mức độ ô nhiễm vi nhựa được phát hiện có thể chỉ là bước khởi đầu, một phần vì sản xuất nhựa đã tăng tốc đáng kể kể từ những năm 1970. Chúng ta đang tiến đến điểm bùng phát vì phần lớn rác thải nhựa từ 20 - 40 năm trước đang bị phân hủy ở tầm vi mô.

Mặc dù nhựa có thể mất hơn 1.000 năm để phân hủy hoàn toàn nhưng chúng có thể trở thành các hạt vi mô sớm hơn. Ví dụ, việc mở nắp chai có thể giải phóng vi nhựa ngay lập tức và nhiều dạng nhựa bắt đầu phân hủy thành vi hạt trong vòng nhiều thập kỷ hoặc thậm chí nhiều năm trong một số điều kiện nhất định.

Bất chấp khả năng gia tăng các vấn đề về môi trường và sức khỏe liên quan đến vi nhựa, thế giới vẫn chưa bắt đầu giải quyết vấn đề này. Sản lượng nhựa toàn cầu đã tăng gấp đôi từ khoảng 230 triệu tấn hàng năm vào năm 2000 lên 460 triệu tấn vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng gấp đôi một lần nữa vào năm 2040.

Nhiều giải pháp khả thi

Tiên lượng có thể rất thảm khốc, nhưng các chuyên gia tin rằng vẫn có những giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tác hại trên diện rộng do nhựa gây ra.

Theo tiến sĩ Philip Landrigan - Giám đốc Chương trình Y tế công cộng, Đại học Boston (Mỹ), bước cơ bản và sâu rộng nhất phải được thực hiện để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nhựa toàn cầu là áp đặt mức trần toàn cầu đối với sản xuất nhựa. Điều này sẽ tương tự như các giới hạn đối với việc sản xuất chlorofluorocarbon được áp đặt theo Nghị định thư Montreal hoặc các hạn chế về phát thải khí nhà kính được đặt ra theo Thỏa thuận Khí hậu Paris.

Tiến sĩ Landrigan cho biết, một số loại nhựa rất cần thiết cho các ngành công nghiệp như kỹ thuật và y học có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng điều quan trọng là phải hạn chế loại nhựa được gọi là “nhựa dùng một lần”.

Trong khi đó, ông Martin Wagner tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy và là tác giả của báo cáo PlastChem năm 2024 cho biết, hơn 3.600 trong số hơn 16.000 hóa chất được biết đến trong nhựa là “hóa chất nhựa đáng lo ngại” không được kiểm soát, được định nghĩa là hóa chất gây ung thư, gây rối loạn nội tiết tố hoặc gây độc và tích lũy sinh học. Gần 400 chất được sử dụng trong nhựa tiếp xúc với thực phẩm và 97 chất được phát hiện có thể rò rỉ ra khỏi nhựa và đi vào thực phẩm hoặc cơ thể con người. Vì vây, công chúng có quyền biết họ đã tiếp xúc với những loại hóa chất nào. Nó không giống như uống rượu hay hút thuốc lá, đây là việc hoàn toàn không tự nguyện.

Ông Wagner gợi ý, việc đầu tiên của các nhà hoạch định chính sách sẽ là quản lý 15 nhóm hóa chất nhựa đáng lo ngại, trong đó có bisphenol, phthalates và PFAS. Hơn nữa, họ nên buộc các nhà sản xuất phải minh bạch về những loại hóa chất có trong sản phẩm của họ, với tối hậu thư “không có dữ liệu, không có thị trường”.

Ông Wagner cho rằng, việc ghi nhãn sản phẩm rõ ràng sẽ giúp mọi người xác định xem sản phẩm mà họ sử dụng có chứa các hóa chất đáng lo ngại hay không.

Đối với bà Tiza Mafira - Giám đốc Sáng kiến Chính sách Khí hậu Indonesia, mục tiêu không phải là loại bỏ các cửa hàng nhựa mà là để các nhà sản xuất thay thế bao bì nhựa dùng một lần bằng bao bì có thể tái sử dụng bằng nhựa, thủy tinh hoặc nhôm. Bao bì này có thể được trả lại, khử trùng, đổ đầy lại, dán lại và bán lại, chẳng hạn như các chai sữa từng có ở Mỹ và Anh.

Tháng 1 vừa qua, nhóm của bà Mafira đã thành lập Hiệp hội tái sử dụng châu Á để giúp nhiều công ty phổ biến hệ thống tái sử dụng và nạp lại cho hoạt động bán hàng trực tuyến và tại cửa hàng. Liên minh này cùng phát triển các hướng dẫn và tiêu chuẩn tái sử dụng và nạp lại, đồng thời định hình các khuyến nghị chính sách.

Theo daidoanket.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 cho toàn ngành Tòa án Nhân dân

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản tại 3 dự án xây dựng công trình

TP. Vũng Tàu: Rà soát, kiểm tra vi phạm về đất đai

Môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường 2024”: Lan tỏa sáng kiến xanh, bảo vệ môi trường

Kết nối các Vườn Di sản ASEAN: Hành trình bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam

Ninh Thuận: Ra quân thu dọn hàng trăm khối rác thải ở đầm Nại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chủ động xử lý sạt lở bờ biển ở huyện Bình Sơn

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Supe Lâm Thao tổ chức Chương trình trồng hoa mừng xuân Ất Tỵ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Công ty CP Than Hà Tu: Đẩy mạnh hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV: Sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường