Cảnh báo nguồn cung năng lượng và nước của châu Á 'lâm nguy'

25/05/2023

TN&MTViệc gián đoạn hệ thống nước Hindu Kush Himalaya - nơi cung cấp nguồn nước thiết yếu cho Trung Quốc, Nam Á và Đông Nam Á, do các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu đang gây ra những nguy cơ đối với phát triển kinh tế và an ninh năng lượng tại 16 quốc gia châu Á, đòi hỏi hành động phối hợp nhằm bảo vệ các dòng chảy trong khu vực.

Cảnh báo nguồn cung năng lượng và nước của châu Á 'lâm nguy'

Hồ băng tan chảy từ đỉnh núi ở Solukhumbu, cách thủ đô Kathmandu của Nepal 140 km về phía đông bắc, ngày 22/11/2018

Cảnh báo trên được China Water Risk - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) đưa ra ngày 24/5.

Theo các nhà nghiên cứu, lưu vực của 10 con sông lớn, chảy từ các tháp nước khu vực Hindu Kush-Himalaya - nơi sinh sống của 1,9 tỷ người, tạo ra 4.300 tỷ USD Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm và các tác động của biến đổi khí hậu như băng tan và thời tiết cực đoan đang gây ra "các mối đe dọa nghiêm trọng". Các nhà nghiên cứu cảnh báo tất cả sông ngòi sẽ đối mặt với những rủi ro liên quan đến nước ngày một phức tạp và gia tăng nếu con người không thể kiểm soát lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Trong khi đó, việc tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng cần nhiều nước đang làm trầm trọng thêm vấn đề. 

10 con sông lớn trong khu vực Hindu Kush Himalaya, trong đó có sông Hằng và sông Brahmaputra chảy vào Ấn Độ và Bangladesh, sông Dương Tử (còn gọi là sông Trường Giang) và Hoàng Hà của Trung Quốc, cung cấp nước để tạo ra 75% lượng thủy điện và 44% lượng điện than tại 16 nước trong khu vực này. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh các nguy cơ khí hậu đe dọa ảnh hưởng tới 865 sản lượng GW điện ở các khu vực dọc theo 10 con sông, do phần lớn phụ thuộc vào nguồn nước. Hơn 300 GW - đủ để cung cấp điện cho Nhật Bản, nằm ở những khu vực đối mặt với rủi ro liên quan đến nước ở mức "cao" hoặc "cực kỳ cao". 

Trên thực tế, lưu vực sông Dương Tử của Trung Quốc - vốn nuôi sống khoảng 30% dân số và cung cấp khoảng 15% lượng điện của nước này, đã hứng chịu khô hạn trong thời gian dài kỷ lục, với sản lượng thủy điện giảm gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Do hạn hán, các chính phủ trong khu vực đồng ý cấp phép hoạt động cho nhiều nhà máy điện than mới.

Tuy nhiên, thực tế điện than cũng cần nước và việc gia tăng công suất tại Trung Quốc và Ấn Độ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước. 

Các nhà nghiên cứu khẳng định trong bối cảnh nguy cơ khí hậu gia tăng, các nước đang chịu áp lực phải đề ra chính sách đảm bảo phối hợp an ninh năng lượng và an ninh nguồn nước. Do tác động qua lại giữa việc sản xuất điện và nước, các nước cần lưu ý an ninh nước cần quyết định an ninh năng lượng.

Theo baotintuc.vn

Tin tức

Người dân Hà Tĩnh phải thấy khát vọng, có niềm tin vào quy hoạch tỉnh

Với núi sông hùng vĩ, Hà Giang phải tạo không gian phát triển mới, khí thế phát triển mới

Tỉnh Hà Giang có thêm điểm nhấn mới về văn hóa, du lịch

Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Tài nguyên

Kiến nghị báo cáo Thủ tướng dự án cảng gần 7.000 tỷ đồng tại Bình Định

Ngọc Lặc tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản

Gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro

Đắk Nông thu hồi gần 1.800 ha đất của dự án lâm nghiệp nhiều vi phạm

Môi trường

Hàng trăm bạn trẻ “khoác áo mới” cho Rạch Xuyên Tâm

Khối thi đua số I và II Bộ TN&MT hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Ngày Đại dương Thế giới

Bảo Thắng ra quân thu gom vỏ bao, gói thuốc bảo vệ thực vật

Nha Trang: Đảm bảo vệ sinh môi trường cho Festival Biển 2023

Video

Hưởng ứng ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023

Chương trình trồng cây "Chùa xanh" tại chùa Linh Quang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 663 cây tại chùa Linh Quang, Điện Biên

Chương trình Chùa xanh trồng 1008 cây xanh tại chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, Cao Bằng

Diễn đàn

Thời tiết ngày 29/5: Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

Thời tiết ngày 28/5: Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to

Triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Thời tiết ngày 27/5: Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to

Phát triển

Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Phạm Thiên Ân nói tiếng Việt khi chiến thắng lịch sử ở Cannes

Chuyển đổi số Đà Nẵng trước nhiều thách thức cần “khơi thông”

Diễn đàn “Điện gió và mục tiêu Net Zero vào năm 2050”

Khoa học

Đến năm 2030: Đạt mục tiêu phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường

Sinh viên chế tạo tàu vớt rác sử dụng năng lượng mặt trời

GIS kết hợp với dữ liệu sinh khí hậu trong nghiên cứu và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

Hội thảo Khoa học Chiếu sáng toàn quốc 2023

Chính sách

Kế hoạch thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

Lâm Đồng hủy bỏ các quy định về việc tách thửa đất nông nghiệp

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Hà Nội: Dân lấn chiếm đất công, chính quyền vào cuộc