Cần giải pháp và chính sách hỗ trợ cho xử lý rác thải sinh hoạt

18/11/2023

TN&MTNhững năm gần đây, lượng rác thải sinh hoạt tăng lên đáng kể đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và chất lượng của người dân.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và sự gia tăng dân số đã tạo áp lực lớn đến môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt, công nghiệp thải ra ngày càng nhiều. Trong khi đó, việc kiểm soát, xử lý các loại rác thải còn nhiều hạn chế, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống và sức khỏe của con người.

Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước đang đối mặt với số lượng rác thải hằng ngày quá lớn, trong khi công nghệ xử lý rác chưa đáp ứng yêu cầu.

Thực tế cho thấy, công nghệ xử lý các loại rác thải nhìn chung còn lạc hậu, thiếu đồng bộ; thiếu cơ chế, chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý các loại rác thải khiến chính quyền các địa phương, doanh nghiệp lúng túng.

Cần giải pháp và chính sách hỗ trợ cho xử lý rác thải sinh hoạt

Rác thải bủa vây đời sống người dân ở Bắc Ninh (bãi rác sinh hoạt ở xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, Bắc Ninh)

Ngoài ra, việc xử lý rác thải cơ bản vẫn dựa vào việc chôn lấp, ủ phân và đốt. Chôn lấp gây ô nhiễm lần hai; quá trình ủ phân vi sinh chỉ có khoảng 50% chất hữu cơ trong rác phân hủy thành phân, 50% còn lại không thể xử lý được; trong khi lò đốt rác có thể xử lý hoàn toàn nhưng lại gây ô nhiễm lần hai và tiêu tốn năng lượng, tác động xã hội, chi phí tài chính và các vấn đề khác.

Để giải quyết vấn đề “rác thải bao vây thành thị” mà chúng ta đang gặp phải ở các mức độ khác nhau, nước ta đã thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và dựa vào các công ty nước ngoài có công nghệ tiên tiến và năng lực để thực hiện dự án đốt rác thải phát năng lượng, đó là điều cần thiết.

Trong số đó, Nhà máy điện rác Sóc Sơn Hà Nội, dự án xử lý rác thải thành năng lượng lớn nhất Việt Nam do Tập đoàn Thiên Ý Trung Quốc đầu tư xây dựng, chính thức đưa vào vận hành lưới điện vào tháng 3 năm 2022.

Nhà máy không chỉ xử lý khoảng 70% rác thải sinh hoạt cho Hà Nội mà còn góp phần tăng thêm nguồn cung cấp điện cho thành phố và góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường sinh thái của Hà Nội.

Cần giải pháp và chính sách hỗ trợ cho xử lý rác thải sinh hoạt

Các nhà máy xử lý rác thải với công nghệ cũ vẫn gây ô nhiễm môi trường

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải, hiện mỗi ngày Bắc Ninh phát sinh khoảng 1.100 tấn rác thải sinh hoạt (chưa kể hàng nghìn tấn rác thải công nghiệp), số lượng này tăng khoảng 7-10% một năm.

Tỉnh đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. Trước thực trạng trên, Bắc Ninh xây dựng và ban hành Đề án tổng thể bảo vệ môi trường, giai đoạn 2019-2025, trong đó xử lý toàn diện, tổng thể các vấn đề về môi trường: nước thải, khí thải và rác thải.

Đặc biệt, tỉnh Bắc Ninh có chính sách và thu hút được 4 công ty nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy điện rác tại huyện Lương Tài, thị xã Quế Võ và thị xã Thuận Thành.

Các nhà máy này có công suất xử lý rác thải sinh hoạt hàng năm trên 100.000 tấn, áp dụng công nghệ tiên tiến không chỉ giúp giảm bớt tình trạng thiếu điện tại địa phương một cách hiệu quả mà còn cải thiện đáng kể về môi trường đô thị và kích thích việc làm xung quanh.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực này do lợi nhuận thấp, rủi ro cao, trong khi đó các quy định cụ thể trong chính sách chưa đủ hấp dẫn đầu tư tư nhân và chưa đồng bộ, đầy đủ.

Bên cạnh đó, tính hấp dẫn của các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị chưa cao do thường đòi hỏi vốn lớn, thời gian thực hiện dài, thu hồi vốn khó khăn, tính toán thu hồi phức tạp; các yếu tố cơ bản cho các hoạt động thị trường như cung/người bán, cầu/người mua, hàng hóa/dịch vụ, giá cả, quy định pháp lý, các dịch vụ hỗ trợ thị trường… còn rất hạn chế, chưa thật sự rõ ràng.

Ngoài ra, khó khăn hiện nay là các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm sau xử lý đối với các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã có; tuy nhiên, việc hướng dẫn triển khai còn thiếu và chưa cụ thể, kịp thời nên khó thực thi trong thực tiễn, số dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt được vay vốn từ các nguồn vốn ưu đãi là rất ít.

Để khuyến khích, hấp dẫn các nhà đầu tư vào công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường cần có chính sách, cần có cơ chế cho các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI để phát triển loại hình này.

Đồng thời, chính quyền các địa phương và cơ quan chức năng cần thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi; tuyên truyền về sự nguy hiểm của rác thải đối với sức khỏe con người; có chế tài xử phạt nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường có nguyên nhân từ rác thải.

Mặt khác, chú ý khâu phân loại rác thải tại nguồn, từ hộ gia đình và tại cơ sở chủ nguồn rác thải; xác định vị trí phân loại tại khu vực không gây ô nhiễm môi trường; đặt trạm trung chuyển, tập kết rác tại nơi phù hợp, bảo đảm giảm mùi hôi và khoảng cách vệ sinh.

Đặc biệt, ứng dụng và phát triển công nghệ, đặc biệt khuyến khích và ưu tiên thúc đẩy chuyển giao công nghệ xử lý môi trường mới, công nghệ tái chế, năng lượng tái tạo, phù hợp cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại các đô thị, hướng tới công nghệ xanh, sạch nhằm góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Theo vtc.vn

Tin tức

AFD cam kết tăng cường hợp tác về khí hậu và môi trường với Việt Nam

Đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE đạt đột phá

Thủ tướng động viên nhóm sinh viên Việt Nam đạt thành tích tại COP28

Thúc đẩy khoản vốn 5-7 tỷ USD của WB cho Việt Nam trong 3 năm tới

Tài nguyên

Tàu vận tải bị sóng đánh trôi vào bờ biển Cù Lao Chàm

Năm 2024, Hà Nội dự kiến thu hồi hơn 12.800 ha đất để triển khai công trình, dự án

Tập huấn trực tuyến về Thử thách Thiết kế nước rút (Sprint Challenge)

Tự ý phân 233 lô đất, lừa hơn 8 tỷ đồng

Môi trường

Tái diễn nạn đổ trộm chất thải rắn cồng kềnh tại Hà Nội: Cần sớm có giải pháp căn cơ

Cần thay đổi công nghệ xử lý rác để giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Củ Chi

Hà Nội phát động chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường năm 2024

Bộ TN-MT cấp phép môi trường cho nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam

Diễn đàn

Thời tiết ngày 3/12: Miền Bắc tăng nhiệt nhẹ, Trung Bộ còn mưa lớn

Xe buýt điện ngưng hoạt động và cam kết COP26

Thời tiết ngày 2/12: Miền Bắc vẫn rét, Trung Bộ tiếp diễn mưa lớn

Sức mạnh của sự đồng thuận: An cư ở khu tái định cư “kiểu mẫu”

Phát triển

Tháp Thần Nông ở Bắc Ninh được xác lập kỷ lục châu Á

Bình Dương đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mekong thực hiện Hiệp định ASEAN: Hướng đến một cộng đồng có môi trường trong sạch, phát triển bền vững

Video

Đón Anh về - Lời thơ của tác giả Đặng Quốc Khánh

Thế giới lo sợ vì Biến đổi khí hậu đã “ngoài tầm kiểm soát” và kêu gọi hành động toàn cầu

Chương trình "Ký ức màu xanh, năm 2023" tri ân tại Sơn La

Diễn đàn môi trường năm 2023: Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên

Khoa học

Giải pháp cho công tác quản lý môi trường các khu công nghiệp

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số cấp xã ở Tuyên Quang

Phi carbon hóa máy bay

Công nghệ sinh học tạo ra loại bê tông mới có thể tự vá các vết nứt

Chính sách

Đề xuất hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái

Ban hành Thông tư hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng ngành Tài nguyên và Môi trường

Đắk Nông cắt giảm 20% thời gian giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1-1-2025