Cần điều chỉnh một số quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

19/09/2023

TN&MTĐến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) hoàn thành Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản lần 1 và đã gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan, đồng thời đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ, của Bộ TN&MT để lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân. Đến thời điểm hiện tại, Bộ đã nhận được ý kiến góp ý của 15 Bộ, ngành, 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3 doanh nghiệp và 2 cá nhân.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, Bộ TN&MT tổ chức các Hội thảo lấy ý kiến góp ý trên phạm vi toàn quốc. Hội thảo thứ Nhất được diễn ra ngày 15/9/2023 tại Quảng Ninh. Tại đây, của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học khu vực phía Bắc đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý, trong đó nhiều đề xuất cho rằng: Cần có chính sách về ưu đãi và thuế, phí để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư công nghệ thu hồi tối đa khoáng sản.

Ông Phạm Nguyên Hải - Trưởng phòng Pháp chế, Công ty Khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo cho rằng, để đảm bảo việc khai thác, tận dụng triệt để, không gây lãng phí tài nguyên có giá trị, tổ soạn thảo cân nhắc xây dựng cơ chế ưu đãi để các doanh nghiệp có cơ sở thu hồi tối đa khoáng sản có ích cũng như khoáng sản đi kèm, đồng thời đồng bộ hóa hệ thống quy định của Luật Địa chất và Khoáng sản với các quy định pháp luật chuyên ngành khác, ví dụ như pháp luật về môi trường, về thuế, phí áp dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản, để tránh những bất cập, vướng mắc có thể phát sinh trong quá trình thực thi.

Cụ thể, đưa đất đá thải phát sinh từ hoạt động khai thác khoáng sản ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Địa chất và Khoáng sản (cũng như loại bỏ khỏi danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường quy định tại khoản 3 Điều 7 của dự thảo Luật) mà có thể xem là chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đồng thời giao cho địa phương quản lý, để khuyến khích việc tái sử dụng đất đá thải, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất đá thải mỏ cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối với thuế, phí áp dụng cho khoáng sản đi kèm, các chính sách cần làm rõ việc không thu tiền cấp quyền khoáng sản và phí bảo vệ môi trường với khoáng sản đi kèm (trừ trường hợp đã có cơ sở để xác định rõ trữ lượng cần thu hồi) và không yêu cầu điều chỉnh toàn bộ Giấy phép Khai thác để phục vụ mục đích thu hồi khoáng sản đi kèm (do hiện nay chỉ cần có công văn chấp thuận của cơ quan quản lý để thu hồi khoáng sản đi kèm cũng đã mất rất nhiều thời gian và công sức của doanh nghiệp). Theo đó, chỉ thu thuế tài nguyên đối với khoáng sản đi kèm và sẽ được tính trên cơ sở khối lượng khoáng sản đi kèm là thành phẩm cuối cùng đã thu hồi được, đạt phẩm cấp thương mại và đã bán ra.

Về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Công ty đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm để xây dựng, ban hành công thức tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đảm bảo dễ thực hiện, thống nhất chung trên phạm vi toàn quốc cho từng loại khoáng sản; đảm bảo trữ lượng tính tiền cấp quyền phù hợp với trữ lượng đã ghi trong giấy phép được cấp và cần có sự phân biệt giữa các cấp trữ lượng khác nhau do mức độ tin cậy, hiệu quả kinh tế giữa chúng là khác nhau; xác định trữ lượng tính tiền cấp quyền theo diện tích và chiều sâu của phương án khai thác đã được phê duyệt khi cấp giấy phép thay vì theo phương thẳng đứng của ranh giới trên mặt để đảm bảo phù hợp với yếu tố kỹ thuật trong khai thác.

Cần điều chỉnh một số quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

ảnh minh họa

Ông Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cũng cho rằng: Theo dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Q) là trữ lượng địa chất được phê duyệt nằm trong diện tích và chiều sâu theo phương thẳng đứng được phép khai thác và được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản.

Quy định này không phù hợp, vì đối với dự án khai thác lộ thiên phải đảm bảo yêu cầu về góc dốc sườn tầng, bờ mỏ, dẫn đến phần trữ lượng chiếu theo phương thẳng đứng nằm ngoài ranh giới thiết kế moong khai thác lộ thiên sẽ không được phép huy động vào khai thác.

Do vậy, cần điều chỉnh như sau: “Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Q) là phần trữ lượng địa chất huy động nằm trong không gian khai thác/biên giới thiết kế mỏ, được cấp có thẩm quyền thẩm định/phê duyệt làm cơ sở cấp giấy phép khai thác”.

Cũng theo dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thu một lần hay nhiều lần căn cứ theo theo thời gian cấp phép khai thác khoáng sản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và quy định của Luật này.

Quy định này cũng chưa phù hợp, khi thực tiễn khai thác trữ lượng khoáng sản có thể tăng lên, khác biệt so với trữ lượng khi tính tiền cấp quyền khai thác ban đầu, doanh nghiệp chưa nộp ngay được tiền cấp quyền phần tăng này. Do đó cần điều chỉnh: “Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thu một lần hay nhiều lần căn cứ theo thời gian cấp phép khai thác khoáng sản, theo sản lượng khai thác hằng năm và được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và quy định của Luật này”.

Bảo Trâm

Tin tức

Thủ tướng: ASEAN tự cường, kết nối và đổi mới sáng tạo để vươn tầm, bứt phá và tiên phong dẫn dắt

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

Địa phương phải tăng tốc ban hành văn bản quy định chi tiết các luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh BĐS

Việt Nam và Pháp nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Tài nguyên

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân: Cần hạn chế các đối tượng lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, thổi giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản

Cục trưởng Trần Tuấn Ngọc: Nhiều thành tựu đạt được sau 05 năm thực hiện Chiến lược Viễn thám Quốc gia

Công nghệ viễn thám hỗ trợ hiệu quả quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường 

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2024

Môi trường

Doanh nghiệp Việt Nam chủ động chuyển dịch năng lượng, thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải

Bảo đảm chất lượng môi trường trong thu hút đầu tư

Phú Yên: Nỗ lực bảo tồn bền vững quần thể rạn san hô Hòn Yến

Bảo vệ đa dạng sinh học trước tác động của biến đổi khí hậu

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Đất ô nhiễm thủy ngân: Tính chất, nguồn gốc, ảnh hưởng lên sức khỏe con người và các phương pháp xử lý 

Bộ TN&MT đầu tư xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu của ngành

Vận động quần chúng nhân dân bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước của lực lượng công an cơ sở

Thực trạng công tác tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Chính sách

Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023

Phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cầu Đình Khao nối Vĩnh Long và Bến Tre theo phương thức PPP

Sửa đổi Nghị định số 08/2022/NĐ-CP: Cắt giảm thủ tục hành chính, phân quyền cho các địa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thanh Hóa: Thu hồi hơn 31.000 m2 đất của Công ty cổ phần Licogi 15

Phát triển

Sở Tài nguyên và Môi trường Hòa Bình: Trao tặng 80 tấn xi măng hỗ trợ xây dựng đường nông thôn mới tại xã Phú Cường

Đà Nẵng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua giáo dục STEM

Bài toán phân loại rác tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Bộ Tài nguyên và Môi trường hưởng ứng tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Diễn đàn

Thời tiết ngày 9/10: Khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Nam mưa rất to

Phát triển ngành Khí tượng Thủy văn, theo dõi và dự báo sát, kịp thời thiên tai thời tiết

Thời tiết ngày 8/10: Bắc Bộ nắng hanh, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa dông

Đồng Tháp: Khắc phục tạm thời khu sạt lở 2.000m2 bờ sông Tiền