Cá chết hàng loạt ở Hồ Tây dưới góc nhìn của chuyên gia môi trường Nhật Bản

10/01/2023

TN&MTTrước các hiện tượng cá chết hàng loạt tại Hồ Tây gần đây được các chuyên gia môi trường đến từ Nhật Bản triển khai dự án thí diểm lọc nước của Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE Group) khẳng định là do ảnh hưởng của lượng DO thấp cùng với việc số lượng cá thả tại đây quá mật độ khiến cho môi trường sống không đảm bảo.

Hiện tượng cá chết hàng loạt tại Hồ Tây dưới góc nhìn chuyên môn

Vừa qua, một số cơ quan chuyên môn chỉ tiến hành đo hàm lượng DO (Nồng độ Oxy hòa tan trong nước) tại Hồ Tây vào ban ngày, và có ý kiến khẳng định: “Từ kết quả kiểm tra cho thấy, lượng DO ở mức trên 4, đây là mức DO đảm bảo, nên cá không thể chết. Như vậy, nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt là do thời tiết, lượng cá dưới hồ dày đặc và đặc biệt là khi người dân thả cá xuống hồ trái phép”.

Không gian Hồ Tây trong những ngày thời tiết đẹp
Không gian Hồ Tây trong những ngày thời tiết đẹp.

Theo Chuyên gia đến từ Nhật Bản triển khai dự án thí điểm lọc nước tại Hồ Tây của JVE Group cho rằng để xác định nguyên nhân cá chết mà chỉ đo nồng độ Oxy hòa tan DO vào ban ngày là chưa đầy đủ và chính xác. Bởi lẽ, Hồ Tây rất nhiều tảo, ban ngày tảo quang hợp lấy CO2, và nhả ra Oxy nhưng ban đêm thì ngược lại, tảo lại lấy mất Oxy và nhả CO2, do vậy phía JVE Group năm 2019 khi thực hiện Dự án thí điểm đã kết hợp với Đơn vị phân tích độc lập - Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) tiến hành đo nồng độ Oxy hòa tan DO vào cả ban đêm để đánh giá chính xác về nồng độ Oxy hòa tan DO vào ban đêm tại bên trong và bên ngoài khu thí điểm.

Cụ thể, nồng độ Oxy hòa tan DO tại bên ngoài khu quây thí điểm vào ban ngày đạt 6.99 mg/l, nhưng ban đêm (thời điểm 20h) nồng độ Oxy hòa tan DO chỉ đạt 0.59 mg/l (thấp hơn mức nồng độ Oxy hòa tan DO tối thiểu cần thiết là 2mg/l) - không đủ điều kiện cho cá, thủy sinh sống và gây ra hiện tượng cá chết tại Hồ Tây vào ban đêm như thời gian qua.

Cùng thời điểm 20h ban đêm, nhưng trong khu thí điểm được áp dụng Công nghệ Bio-Nano của Nhật Bản thì hàm lượng DO Oxy hòa tan vẫn đạt tới 5.63mg/l (xấp xỉ cột A1-mức cao nhất đảm bảo cho cá hô hấp, sinh trưởng, phát triển tốt) cho thấy hiệu quả của Công nghệ (còn ban ngày thì trong khu thí điểm áp dụng Công nghệ Bio-Nano Nhật Bản, nồng độ Oxy hòa tan lên tới 9,14 mg/l-mức rất tốt cho cá, sinh vật thủy sinh sống và phát triển).

Đơn vị độc lập đo kiểm thực tế các chỉ số môi trường tại hiện trường (Ban đêm: Tảo lấy Oxy, nhả khí CO2)
Đơn vị độc lập đo kiểm thực tế các chỉ số môi trường tại hiện trường (Ban đêm: Tảo lấy Oxy, nhả khí CO2)

Cụ thể, vào ngày 23/11/2022 qua hình ảnh camera giám sát của Dự án thấy rất rõ vào thời điểm khoảng 17h21p chiều thì không thấy cá chết trôi dạt vào bờ nhưng vào thời điểm khoảng 23h31p đêm ngày 23/11/2022 thì thấy xuất hiện nhiều cá chết càng minh chứng cho nhận định cá chết chủ yếu vào ban đêm do thiếu Oxy (ban đêm tảo lấy Oxy, nhả CO2) là chính xác và là câu trả lời cho các cơ quan chuyên môn khi đo được nồng độ Oxy hòa tan DO vào ban ngày thấy cao mà không hiểu tại sao cá vẫn chết.

Cá chết hàng loạt ở Hồ Tây dưới góc nhìn của chuyên gia môi trường Nhật Bản
Camera giám sát chụp được ảnh cá không bị chết nhiều vào ban ngày lúc 17h21 chiều ngày 23/11/2022.

Ban đêm
Camera giám sát chụp được ảnh cá chết tập trung nhiều vào ban đêm lúc 23h31 ngày 23/11/2022.

Vì vậy, theo các chuyên gia Nhật Bản của JVE Group khẳng định chính xác nguyên nhân chủ yếu gây ra cá chết tại Hồ Tây thời gian qua là hàm lượng Oxy hòa tan DO vào ban đêm thấp không đủ mức tối thiểu và thời điểm chết chính xác chủ yếu là vào ban đêm. Ngoài ra, thì các yếu tố như khí độc (H2S, NH3, CH4) tích tụ trong tầng bùn đáy, nước ô nhiễm, tảo phú dưỡng, vv... cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc cá bị chết.

Nano Bio-Nano Công nghệ xử lý tận gốc hiện tượng

Thực tế, qua kết quả của Dự án thí điểm đã cho thấy hiệu quả của Công nghệ Bio-Nano Nhật Bản khi áp dụng tại Hồ Tây như đã làm ức chế, giảm sự phát triển của tảo, tảo trong khu quây không có tình trạng phú dưỡng; nồng độ Oxy hòa tan DO tăng cao (cả ban ngày và ban đêm); giảm mạnh hàm lượng các chỉ số ô nhiễm như COD, BOD5, Amoni, vv...; cải thiện rõ rệt độ trong của nước (chỉ số TSS giảm mạnh); hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều đạt tới cột A1, một vài chỉ tiêu đạt các cột A2, B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

Đặc biệt, Công nghệ còn có hiệu quả thiết thực ngăn chặn tình trạng cá chết như phân hủy các khí độc H2S, NH3, CH4; phân hủy lượng bùn hữu cơ tích tụ ở tầng đáy, vv...đảm bảo duy trì tổng thể môi trường cho cá, sinh vật thủy sinh sinh trưởng và phát triển tốt, không xảy ra tình trạng cá chết bên trong khu thí điểm khi cứ “đến hẹn lại lên” hàng năm đều xảy ra tình trạng cá chết, trôi dạt vào bờ bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của người dân tại Hồ Tây.

Mô phỏng 3D lắp đặt thiết bị Công nghệ Bio-Nano đảm bảo tình trạng cá chết tại Hồ Tây sẽ không bị tái diễn trong tương lai

Mô phỏng 3D lắp đặt thiết bị Công nghệ Bio-Nano đảm bảo tình trạng cá chết tại Hồ Tây sẽ không bị tái diễn trong tương lai.

Quá trình duy trì hệ thống thiết bị để kiểm chứng khả năng không bị tái ô nhiễm đến nay cũng đã hoàn thành, JVE Group đã trao đổi với phía Nhật Bản và phía Nhật Bản đã nhất trí việc kết thúc hoàn toàn Dự án thí điểm.

Ngày 21/12/2022, JVE Group đã gửi công văn đến các cơ quan chức năng về việc sẽ tiến hành công tác tháo dỡ thiết bị khu quây và các hạng mục liên quan được phía Nhật Bản giao cho duy trì quản lý thời gian qua. Đến nay, JVE Group đã tiến hành tháo dỡ xong toàn bộ các hạng mục của khu vực thí điểm Hồ Tây vào ngày 29/12/2022.

Đỗ Hùng - Bảo Bảo

Tin tức

Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam

Thủ tướng: Quyết tâm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT hưởng ứng Chương trình Tháng 3 biên giới tại Sơn La

Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh

Tài nguyên

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2030

Việt Nam sẽ đưa ra các cam kết mạnh mẽ trong việc sử dụng nguồn nước

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất không thu tiền thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Ra mắt Câu lạc bộ Yêu biển đảo Việt Nam tại Pháp

Môi trường

‘Đổi rác tái chế lấy cây xanh’ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nhà máy đường Phan Rang tích cực khắc phục sự cố bụi tro từ quá trình sản xuất

Nha Trang: Tăng cường xử lý rác thải ra sông, biển

Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ra quân Ngày Chủ nhật xanh

Video

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 3000 cây xanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long: Công tác thu gom, xử lý rác chưa hiệu quả

Công tác thu gom rác chưa hiệu quả, Công ty CP Dịch vụ Môi trường Thăng Long có năng lực?

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo khí tượng thủy văn.

Diễn đàn

Thời tiết ngày 21/3:: Miền Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ nắng nóng, có nơi 37 độ C

Thời tiết ngày 20/3: Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra nắng nóng từ ngày mai

Điện Biên xuất hiện mưa đá kèm dông lốc, có nơi đá phủ trắng mặt đất

Thời tiết ngày 19/3: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, miền núi chiều tối và đêm có mưa dông

Phát triển

Cơ hội và thách thức của người làm báo trong thời kỳ mới

Trao 29 giải thưởng Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

Trí tuệ nhân tạo và quản trị sáng tạo nội dung trong toà soạn

Hội báo Toàn quốc diễn ra từ ngày 17-19/3/2023

Khoa học

Rác thải nhựa đang âm thầm tàn phá môi trường và sức khỏe

Ứng dụng KHCN trong công tác bảo vệ môi trường

Những tiến bộ trong công nghệ phân tích, thử nghiệm, giám sát môi trường và an toàn thực phẩm - Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững ở Việt Nam

Viện Khoa học KTTV&BĐKH đề ra định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ đến năm 2030

Chính sách

Hội đồng EPR quốc gia đã thông qua Nghị quyết của Phiên họp lần thứ nhất

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tập huấn về giá thực hiện đặt hàng sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước

Báo chí ưu tiên thời lượng, khung giờ vàng phổ biến rộng rãi nội dung dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Báo cáo tiến độ xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường