Tài Nguyên và Môi Trường eMagazine

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Ngày 22/5/2023, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV, đồng chí Đặng Quốc Khánh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đã được Quốc hội bầu, phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, khoa học, sâu sát, hiệu quả, với nhiều dấu ấn, thành tựu trong một năm qua.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Ngày 25/5, phát biểu nhậm chức, tân Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, đây là niềm vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm lớn lao trước đất nước, trước Đảng và nhân dân. Bộ trưởng sẽ luôn nỗ lực, cố gắng hết mình, không ngừng học hỏi, rèn luyện, tận tâm, tận lực, nhanh chóng tiếp cận nhiệm vụ mới, quyết liệt chỉ đạo thực hiện thành công các định hướng, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; tận dụng cơ hội từ xu thế toàn cầu về chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế các-bon thấp, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh; tiếp tục phân cấp, phân quyền, hướng về cơ sở, đưa tài nguyên và môi trường tiếp tục là một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển của đất nước.

Nhậm chức với nhiều thách thức, thuận lợi và khó khăn, quán triệt chủ đề chỉ đạo điều hành của Chính phủ "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả", tân Bộ trưởng đã lãnh đạo toàn Ngành phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, chủ động trong triển khai thực hiện nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả nổi bật được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận và Nhân dân đánh giá cao.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh và các Thứ trưởng Bộ TN&MT (nhiệm kỳ 2021-2026) tặng hoa tri ân Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Năm 2023, hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường ngày càng đồng bộ, thống nhất, đi vào cuộc sống. Hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, điều đó thể hiện rõ nét qua sự chuyển biến tích cực về thực hiện trách nhiệm của chính quyền các cấp, doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhận thức của người dân đối với các vấn đề về môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng tích cực chủ động thực hiện sớm các giải pháp để đảm bảo các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế như đất đai, sản xuất, tài nguyên nước, thông tin, số liệu khí tượng thủy văn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược của đất nước.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Bộ TN&MT  Đặng Quốc Khánh cùng các Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung cao độ công tác xây dựng thể chế với các dự án luật về quản lý tài nguyên: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Địa chất và Khoáng sản (sửa đổi). Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) với nhiều điểm mới, bước tiến lớn trong phương thức quản trị hiệu quả, bền vững tài nguyên nước nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước; Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Luật Đất đai năm 2024 sẽ có hiệu lực vào 1/7/2024. Đây được coi là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản đang tiếp tục được hoàn thiện để bảo đảm trình Chính phủ trình Quốc hội trong năm 2024.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Lãnh đạo Quốc hội chụp ảnh lưu niệm với Cơ quan soạn thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung xây dựng, hoàn thành các quy hoạch cấp quốc gia như: Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050,...

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh làm việc tại Quốc hội về các dự án luật

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Đồng chí Đặng Quốc Khánh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đồng chí Lê Công Thành, Bí thư Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ TN&MT; Đồng chí Phạm Tân Tuyến, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chánh Văn phòng Bộ TN&MT chủ trì Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Đảng ủy Bộ Tài nguyên và Môi trường

Năm 2023, Đảng bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực, nhất là trong việc thực hiện các Chương trình hành động. Đặc biệt, Đảng bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường luôn nỗ lực, chủ động, phát huy được tinh thần nêu gương của các đảng viên để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước.

Nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng là nền tảng, là “then chốt” cho sự phát triển của Bộ Tài nguyên và Môi trường; các cán bộ, đảng viên là “hạt nhân” quan trọng, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng, các đảng bộ, chi bộ trực thuộc cần tạo được sự đoàn kết, thống nhất và toàn diện về lãnh đạo, chỉ đạo. Trong đó, công tác xây dựng Đảng về đạo đức cần được đề cao để góp phần đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, phải tạo điều kiện để phát huy vai trò người đảng viên, nhất là người trẻ hăng hái, nhiệt tình trong công tác chuyên môn lẫn công tác xây dựng Đảng.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ "then chốt" trong Chiến lược phát triển của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ trưởng lưu ý các đơn vị cần tăng cường hơn nữa đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác chuyên môn; lựa chọn, đánh giá, phân tích đúng chất lượng quần chúng để xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả phối hợp công tác giữa cấp ủy với Thủ trưởng đơn vị, đặc biệt trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; kiện toàn sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cán bộ và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức gắn với thực hiện chế độ, chính sách mới; chú trọng vào nhiệm vụ sắp xếp vị trí việc làm ưu tiên các cán bộ trẻ, cán bộ nữ dựa trên tiêu chí minh bạch, rõ ràng; tăng cường tổng kết, tham mưu, xây dựng chính sách gắn liền với thực tiễn.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Tại Hội nghị triển khai chương trình hành động của ngành Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Tài nguyên và Môi trường cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ được đặt ra, cụ thể hóa hành động bám sát theo chủ đề: "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững" và “05 quyết tâm”, “06 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành”, "12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu" đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ của Chính phủ và các địa phương. 

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh yêu cầu các đơn vị cần phải siết chắt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm của người đứng đầu

Bộ trưởng đề nghị thực hiện nghiêm túc các giải pháp chủ yếu, trong đó nhấn mạnh đến việc chú trọng việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; tiếp tục tập trung vào công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật; thực hiện chỉ đạo điều hành chủ động, linh hoạt, đúng thời điểm, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng; bám sát tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp; thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ trong trung và dài hạn; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm người đứng đầu trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp; nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát; chấn chỉnh, khắc phục triệt để việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh và đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ trưởng các đơn vị tại Hội nghị

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

 

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu UAE Mariam Almheiri trao Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu

Lần đầu tiên tham dự Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP28, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã ghi dấu ấn bằng việc chủ trì nhiều sự kiện tại Phòng sự kiện bên lề của Việt Nam (Việt Nam Pavilion), đồng thời tham gia nhiều sự kiện bên lề nhằm giới thiệu kinh nghiệm và quảng bá thông tin, hình ảnh ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam. 

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị thượng đỉnh (P4G) năm 2023

Những hoạt động hợp tác sâu sắc, chặt chẽ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì đã phát huy được tối đa nguồn lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Nổi bật là việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu và môi trường giữa Việt Nam và UAE; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Diễn đàn Kinh tế thế giới; cùng những cam kết về tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu và môi trường, cam kết chuyển đổi năng lượng cùng các đối tác như: AFD, UNDP, GEAPP, IUCN, WWF, GFANZ, ngân hàng Standard Chartered,...

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh chủ trì nhiều sự kiện tại Phòng sự kiện bên lề của Việt Nam (Việt Nam Pavilion) tại COP28

Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế về tài nguyên và môi trường không ngừng được thúc đẩy, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cùng đoàn Việt Nam tham dự nhiều hội nghị, diễn đàn quốc tế quan trọng như: Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mê Công quốc tế lần thứ 4, Hội nghị Thượng đỉnh Tham vọng khí hậu, Hội nghị nước của Liên hợp quốc, Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, Hội nghị Thượng đỉnh về tài chính khí hậu, Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G), Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 17, Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về môi trường lần thứ 34, Hội nghị Liên chính phủ đàm phán xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa; Hội nghị liên Chính phủ của Mạng lưới Giám sát lắng đọng axit vùng Đông Á (Eanet),…

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc ký kết Thỏa thuận về Hợp tác nghiên cứu Quản lý Tổng hợp môi trường Biển và Hải đảo vùng Vịnh trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Lý Cường   

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Nhân lực kiêm Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương Singapore Tan See Leng ký Ý định thư về việc tiếp tục thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác theo Điều 6 Thỏa thuận Paris trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chủ động thúc đẩy đàm phán, ký kết các thỏa thuận hợp tác về tài nguyên, môi trường và khí hậu với nhiều đối tác chiến lược, quan trọng như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hà Lan,… Đồng thời chuẩn bị chu đáo và tổ chức đón tiếp và làm việc với nhiều đoàn khách quốc tế đến làm việc tại Bộ như: Bộ trưởng Bộ Công Thương Cộng hòa Séc; Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản; Đoàn công tác của Bộ ngoại giao Phần Lan; Đại sứ Anh tại Việt Nam; Giám đốc USAID tại Việt Nam; Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam; Đoàn công tác của Ủy ban ngân sách Quốc hội Liên bang Đức, Tổng Giám đốc WWF toàn cầu, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc; Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tiếp và làm việc với nhiều đoàn khách quốc tế đến công tác tại Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Với tinh thần sâu sát, luôn hướng về địa phương, cơ sở, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhiều lần trực tiếp cùng lãnh đạo các đơn vị về làm việc tại các tỉnh như: Quảng Nam, Phú Yên, Đắk Nông, Đà Nẵng, Gia Lai, Sơn La, Hà Nam, Hà Tĩnh, Sóc Trăng, Ninh Bình, Hòa Bình, Lai Châu, Đồng Tháp, An Giang, Bắc Kạn, TP. Hồ Chí Minh, Phú Thọ,... Những buổi làm việc trực tuyến cùng các địa phương cũng được tổ chức ngày một nhiều tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường. Với phương châm tăng cường đối thoại, chú trọng lắng nghe, Bộ trưởng đã cùng người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương đưa ra những căn chỉnh kịp thời trong chỉ đạo, điều hành; những giải pháp phù hợp tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong những lĩnh vực quản lý của Bộ. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương xây dựng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước, bám sát thông tin về thiên tai, khí tượng thủy văn. 

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh kiểm tra thực tế về tình hình ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Đặc biệt, chuyến đi kiểm tra, khảo sát thực tế về tình hình ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và Hải Dương đã đạt được kết quả cao. Sau chuyến đi thị sát của Bộ trưởng, đến nay, các hoạt động về quản lý đã được thực thi, chất lượng nước đã được cải thiện, một số thông số ô nhiễm đã giảm. Để đạt được kết quả như vậy, theo Bộ trưởng, các địa phương, đơn vị chuyên môn cần nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung về các nguồn thải ra hệ thống Bắc Hưng Hải; lắp đặt các mạng lưới quan trắc nước mặt và duy trì quan trắc, quan trắc tự động thường xuyên kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, từ đó phát hiện ra những nguồn thải phát sinh ô nhiễm. Bộ trưởng cũng gợi ý thêm, nếu cần thiết sẽ thành lập Ban quản lý lưu vực sông và trao quyền, gắn trách nhiệm đối với lãnh đạo UBND tỉnh rõ ràng, từ đó có sự vào cuộc quyết liệt và phối hợp, gắn kết tốt giữa các địa phương nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như có cơ hội cứu những dòng sông “chết”.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh kiểm tra dự án khai thác mỏ bô xít Nhân Cơ, Đắk Nông

Tạo điều kiện, động lực phát triển, kết nối giao thông, phát triển hạ tầng, kết nối các vùng sâu, vùng xa bằng những tuyến đường cao tốc là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước thời gian qua. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tích cực, linh hoạt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả các nguồn lực tài nguyên; tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, phát huy các tiềm năng, lợi thế, nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hướng dẫn, phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các công trình trọng điểm quốc gia: Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, sân bay Quốc tế Long Thành...; cơ bản xử lý và đáp ứng nguồn cung vật liệu phục vụ thi công các công trình, dự án trọng điểm tại khu vực phía Bắc và Tây Nguyên, ưu tiên bố trí cát đắp phục vụ các dự án cao tốc tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; thực hiện điều tra tài nguyên cát biển, bước đầu đã xác định khu vực đủ điều kiện khai thác khả thi để đề xuất chuyển sang giai đoạn thăm dò khai thác phục vụ san lấp, xây dựng. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo điều tiết nguồn nước hiệu quả phục vụ canh tác nông nghiệp và sản xuất điện trong bối cảnh hạn hán diễn ra phức tạp. Việc tháo gỡ vướng mắc cần đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không được hợp thức hóa cho các sai phạm; việc cấp phép, khai thác phải luôn gắn với quản lý, giám sát. Đồng thời luôn sẵn sàng hỗ trợ địa phương về hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến ngành tài nguyên và môi trường, chuyên gia, kỹ thuật, cơ sở dữ liệu.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Những chuyến thị sát và làm việc tại các địa phương của Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Khẳng định khoa học - công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo là mục tiêu, động lực hàng đầu của Bộ hướng tới sự phát triển bền vững. Đội ngũ các nhà khoa học của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát triển nhanh về số lượng, trưởng thành về chất lượng. Đây chính là lực lượng đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Với vai trò người đứng đầu, người truyền cảm hứng đến toàn Ngành, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã chủ trì tổ chức gặp mặt các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ trong ngành Tài nguyên và Môi trường khu vực miền Bắc (18/1/2024) và miền Nam (21/1/2024) nhằm lắng nghe ý kiến đóng góp của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ để Ngành ngày càng phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tặng quà cho các Giáo sư khoa học đầu ngành khu vực phía Bắc

Cam kết đồng hành, hợp tác, chia sẻ những thành quả của tri thức và khoa học tiến bộ, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh mong muốn đội ngũ những nhà khoa học của Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chủ động hơn nữa trong việc tham mưu đề xuất các đề tài, đề xuất, sáng kiến trong các lĩnh vực quản lý. “Khoa học, tri thức sẽ mở ra những con đường về chia sẻ, về kết nối, sáng tạo cũng như động lực phát triển cho mỗi cá nhân, do đó đồng tình với ý kiến rằng những đề tài lớn chia ra sẽ nhỏ, nhiều nhà khoa học cùng làm việc nhỏ sẽ “thêu dệt” được một bức tranh lớn, đẹp về khoa học công nghệ của ngành tài nguyên và môi trường”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Khẳng định luôn lắng nghe, tiếp thu, ghi nhận những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học nhằm xây dựng Ngành ngày càng lớn mạnh, Bộ trưởng kỳ vọng những “hiến kế” về giải pháp quản lý, phát triển các lĩnh vực địa chất môi trường, biến đổi khí hậu, tài nguyên nước, biển và hải đảo,… sẽ giúp lãnh đạo Bộ cũng như lãnh đạo các đơn vị trực thuộc đề ra định hướng phát triển trong thời gian tới.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tặng quà cho các Giáo sư khoa học đầu ngành khu vực phía Nam

Tại buổi tiếp và làm việc với hơn 30 nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia trên thế giới về lĩnh vực môi trường, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh mong muốn các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam hợp tác cùng nhau để đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững với mục tiêu cao nhất là cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững. Bộ trưởng hy vọng các nhà khoa học quốc tế sẽ thúc đẩy và làm cầu nối hợp tác giữa Việt Nam và thế giới để giải quyết nhanh, hiệu quả các thách thức về môi trường hiện nay.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà khoa học quốc tế trong lĩnh vực môi trường

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Nhằm hiện thực hóa cam kết của Chính phủ tại COP26 và COP28, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực triển khai các chủ trương, giải pháp chuyển đổi xanh, giảm phát thải, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu rất tích cực, đạt những kết quả quan trọng, đặc biệt là trong thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, Việt Nam là nước đầu tiên công bố kế hoạch Huy động nguồn lực, đánh dấu một cột mốc quan trọng hướng tới việc thực hiện cơ chế Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) được thống nhất giữa Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG).

Cùng với đó, phát triển kinh tế tuần hoàn hướng tới sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải, vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa đem lại hiệu quả kinh tế. Việc chuyển đổi đặt ra trách nhiệm quản lý nhà nước rất lớn cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, Bộ Tài nguyên và Môi trường không chỉ tham mưu cho Chính phủ chính sách, luật pháp mà còn tham mưu thể chế, cơ chế, mô hình, phương thức phù hợp với xu thế mới.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023

Bộ đã rất tích cực triển khai định hướng của Đảng đối với mục tXây dựng nền kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường” thông qua việc triển khai xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Kinh tế tuần hoàn, phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã nhấn mạnh việc xây dựng kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn sẽ cung cấp một chiến lược cụ thể trong giai đoạn ngắn hạn, cũng như dài hạn để chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững. Diễn đàn là cơ hội để trao đổi và thảo luận về cách tiếp cận phù hợp và cơ chế tài chính để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại các ngành, lĩnh vực từ cấp trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm môi trường. 

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cùng các đại biểu thăm quan gian hàng trưng bày tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

“Sôi nổi, nhiệt huyết, giỏi chuyên môn, đoàn kết, sáng tạo” là thương hiệu được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hơn 20 năm qua. Tại lễ kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị Đoàn Thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường cần làm tốt công tác chính trị tư tưởng, luôn trau dồi phẩm chất, đạo đức, lối sống cùng tinh thần tự phê bình, nhìn nhận, đánh giá và sẵn sàng đứng ra bảo vệ cái đúng, phản bác những sai trái và đưa ra những giải pháp để lực lượng đoàn viên thanh niên phát triển mạnh mẽ hơn, cống hiến hết mình và đáp ứng sự kỳ vọng của Lãnh đạo Bộ. Đồng thời lưu ý, lãnh đạo các đơn vị cần luôn quan tâm, hỗ trợ, sẵn sàng đối thoại và giao những công việc quan trọng, khó cho lực lượng thanh niên nhằm khuyến khích sự cống hiến không mệt mỏi của thanh niên. Bộ trưởng tin tưởng, Đoàn Thanh niên Bộ sẽ là đội ngũ tiên phong, xung kích, sẵn sàng cống hiến nhiệt huyết, đóng góp công sức của mình trong sự phát triển của ngành TN&MT nói riêng và cho đất nước nói chung, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh và đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng hoa cho Ban Thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ghi nhận và đánh giá cao những thành tích, nỗ lực, cố gắng công sức, trí tuệ của đội ngũ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đóng góp vào sự phát triển của Bộ, nhân Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã tổ chức gặp mặt và gửi lời chúc mừng tới tất cả các nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng và phụ nữ ngành Tài nguyên và Môi trường nói chung luôn mạnh khoẻ, trẻ trung, xinh đẹp, vui vẻ, thành công và ngày càng phát triển hơn nữa. 

Với mong muốn chị em phụ nữ chủ động sắp xếp khoa học, giải quyết tốt công việc gia đình và công việc cơ quan, xứng đáng là người phụ nữ: “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, Bộ trưởng đề nghị các tổ chức Công đoàn, Ban nữ công Công đoàn Bộ cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, có lộ trình, quy trình cụ thể, tạo điều kiện để chị em phụ nữ có cơ hội được học tập, nâng cao trình độ, phát triển và phát huy sở trường, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động ngành Tài nguyên và Môi trường.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, Thứ trưởng Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Lê Công Thành tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm với các nữ lãnh đạo đơn vị trực thuộc Bộ nhân Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang)

Với lòng tôn kính, tri ân, vào những dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cùng Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường thường tổ chức dâng hương, dâng hoa viếng các Anh hùng Liệt sĩ tại các nghĩa trang như: Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ Điểm cao 468, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Khu di tích lịch sự văn hóa quốc gia Nguyễn Công Trứ, khu lưu niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du,... và thường xuyên đến thăm, tặng quà các gia đình thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh hỏi thăm sức khỏe gia đình Bệnh binh Đặng Văn Thành, tổ 3, phường Trần Phú, Thành phố Hà Giang

Mỗi lần đến thăm, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh thường ân cần hỏi thăm tình hình sức khỏe, đời sống gia đình của các thương binh, bệnh binh; đồng thời bày tỏ sự tri ân, biết ơn sâu sắc đối với những đóng góp của các thương binh, bệnh binh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh mong muốn các thương binh, bệnh binh tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tiếp tục vươn lên, vượt qua nỗi đau thể chất và tinh thần, ổn định sức khỏe, vận động con cháu tích cực học tập, khắc phục khó khăn, thi đua lao động tốt, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển xanh, sạch, đẹp.

Chỉ đạo chiến lược và sâu sát địa phương

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh thăm hỏi, tặng quà các cụ già tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hà Giang

Trải qua năm đầu tiên của nhiệm kỳ, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thử thách, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã bám sát chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ và toàn Ngành nỗ lực, quyết liệt trong giải quyết công việc, bảo đảm các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ, của Ngành được nhịp nhàng, thông suốt. Với nhiều kết quả quan trọng đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận và Nhân dân đánh giá cao. Với phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, làm việc quyết liệt, khoa học, khẩn trương, thẳng thắn, cởi mở, dám nghĩ, dám làm của mình, hy vọng Bộ trưởng tiếp tục chủ động, đổi mới, sáng tạo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Bộ và Ngành tài nguyên và môi trường.

Tú Quyên (T/h)

Tin tức

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc về sắp xếp tổ chức, bộ máy 2 viện hàn lâm khoa học

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Festival Hoa Đà Lạt

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Nhật Bản hỗ trợ chương trình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Tài nguyên

Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý đất đai và tài nguyên nước

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, bền vững

Môi trường

Hiện thực hóa các mục tiêu bảo vệ môi trường

Nâng cao nhận thức bảo vệ “bạn đồng hành” trong thiên tai

“Tham vọng” đưa sếu đầu đỏ về sống quanh năm ở Tràm Chim

Nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường cho nông dân huyện Đan Phượng

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Khánh thành Trung tâm Dữ liệu Đồng bằng sông Cửu Long: Hành trình kiến tạo tương lai bền vững

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Diễn đàn

Thời tiết ngày 7/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 7/12

Thời tiết ngày 6/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin Gió mùa Đông Bắc ngày 6/12

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường