Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

15/09/2023

TN&MTNgày 15/9, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên; ông Nguyễn Trường Giang, Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam; ông Trần Bình Trọng, Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam chủ trì Hội thảo.

Cùng đến dự và tham gia đóng góp cho dự án Luật Địa chất và Khoáng sản có đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Quảng Ninh, Sơn La, Hà Tĩnh, Hà Giang; đại diện các tập đoàn, công ty, khai thác khoáng sản, các hiệp hội về khoáng sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên chủ trì Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho biết, Luật Khoáng sản năm 2010 đã thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội. Đặc biệt, các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý và hoạt động của ngành địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng đã từng bước được cụ thể hóa. Trong đó, nội dung cơ bản là bảo đảm thực hiện nguồn thu ngân sách nhà nước từ khoáng sản. Nhiều chế định pháp lý của Luật Khoáng sản không còn phù hợp với thực tế; một số quan hệ mới trong hoạt động khoáng sản phát sinh trong thực tiễn cần phải được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Trong khi một số Luật mới được ban hành như Luật Quy hoạch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch…,một số Luật được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế như Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Đầu tư,… thì Luật Khoáng sản vẫn chưa được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp và đồng bộ thống nhất giữa các Luật. Thực tế đó làm cho Luật Khoáng sản năm 2010 hiện hành trở nên bất cập, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Thực hiện Nghị quyết số: 16/NQ-CP ngày 09/02/2023 của Chính phủ “Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 01 năm 2023”. Theo đó, Chính phủ thống nhất trình Quốc hội cho ý kiến đối với Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024); tuân thủ quy trình xây dựng dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại Quyết định số: 476/QĐ-BTNMT ngày 06/3/2023 và thành lập các Tiểu ban biên tập chuyên đề về khoáng sản, Tiểu ban biên tập chuyên đề về địa chất, Tiểu ban biên tập chuyên đề về kinh tế địa chất và khoáng sản tại Quyết định số: 668/QĐ-BTNMT ngày 23/3/2023. Ngoài ra, Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch xây dựng dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại Quyết định số: 965/QĐ-BTNMT ngày 19/4/2023.

Tiếp thu ý kiến góp ý tại các cuộc họp nêu trên, Bộ đã hoàn thiện dự thảo 02 và có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Văn bản số: 6056 /BTNMT-KSVN ngày 31/7/2023) đăng tải lấy ý, kiến góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. Đồng thời, gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được xây dựng gồm 132 Điều và được bố cục thành 13 Chương. Về cơ bản, Dự thảo Luật tiếp tục duy trì các chính sách đã có trong Luật 2010, cập nhật bổ sung một số chính sách mới; những nội dung đã được áp dụng ổn định, được nâng cấp từ Nghị định lên thành Luật, đặc biệt Luật sẽ giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong thực tiễn. Thực hiện quy trình và kế hoạch xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản bảo đảm chất lượng, tiến độ”, Thứ trưởng Trần Quý Kiên nhấn mạnh!.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Ban chủ tọa điều hành Hội thảo

Tại Hội thảo, ông Mai Thế Toản, Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam trình bày tham luận Tổng quan quá trình xây dựng Dự án Luật và một số vấn đề cần thảo luận xin ý kiến. Theo ông Toản, mục đích của Dự thảo là: Thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch; Khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trên thực tế; Đồng bộ so với các luật khác có liên quan; Phù hợp các điều ước, cam kết quốc tế; Tiếp cận phương pháp quản trị hiện đại của các nước.

Trong đó, các vấn đề xin ý kiến tập trung một số nội dung như: “Các thuật ngữ: Khoáng sản, khai thác khoáng sản….; Phạm vi điều chỉnh: Nước khoáng, nước nóng, khí thiên nhiên; Chế biến khoáng sản; Phân loại khoáng sản và quản lý theo từng nhóm; Quy định và làm rõ trong Luật về khai thác khoáng sản đi kèm; Thẩm quyền cấp phép khoáng sản khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên biển; Khai thác quy mô nhỏ (cần có tiêu chí) và phân cấp cho huyện cấp phép quy mô nhỏ; Vấn đề khai thác vượt công suất; Điều 227 Bộ Luật hình sự và pháp luật về hành chính; Vấn đề về thế chấp Giấy phép khai thác khoáng sản; Vấn đề sử dụng đất đá dôi dư (dư thừa) sau khi đã sử dụng cho mục đích cải tạo, phục hồi môi trường; Thanh tra, kiểm tra và kiểm soát hoạt động địa chất và khoáng sản; Làm rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng: Thanh tra chuyên ngành về địa chất, khoáng sản; Cơ quan, đơn vị thực hiện kiểm tra hoạt động địa chất, khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) và UBND cấp tỉnh; Nâng cao năng lực và tính minh bạch trong kiểm soát chặt chẽ hoạt động địa chất, khoáng sản nhất là thăm dò, khai thác khoáng sản (kiểm soát sản lượng khai thác thực tế; Xã hội hóa một số hoạt động quản lý nhà nước,…

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Ông Mai Thế Toản, Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Cũng tại Hội thảo, ông Ngọc Thái Hoàng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cho biết, Quảng Ninh là tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú cả về số lượng và chất lượng, trong đó có loại đã và đang được khai thác sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, cũng có loại đang ở dạng tiềm năng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận được 243 mỏ và điểm quặng của 33 loại khoáng sản thuộc 6 nhóm khoáng sản (bao gồm cả khoáng sản thuộc thẩm quyền quản lý, cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Hiện trên địa bàn tỉnh đang duy trì khai thác các mỏ: 51 giấy phép khai thác than, 28 mỏ sét, 13 mỏ đá, 2 mỏ cát san lấp, 06 mỏ đất san lấp,...

Tuy nhiên, theo ông Hoàng cùng với áp lực về nhu cầu sử dụng các loại khoáng sản, nhiên liệu hoá thạch ngày càng tăng, đòi hỏi việc khai thác khoáng sản với công suất, sản lượng ngày càng lớn, cộng với đặc thù của ngành khai thác khoáng sản đã gây lên tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí và cảnh quan, đa dạng sinh học xung quanh. Trong khi các đòi hỏi về công tác bảo vệ môi trường ngày càng cao, điều này đã tạo ra một số mâu thuẫn giữa đẩy mạnh khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Do đó, vấn đề khai thác khoáng sản tỉnh Quảng Ninh còn một số hạn chế như: “Công tác quản lý nhà nước nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ than và các khoáng sản trái phép vẫn chưa đạt được sự bền vững còn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp. Một số địa bàn có nguy cơ tái diễn vi phạm, đặc biệt liên quan đến công tác quản lý khai trường, kho bãi nội bộ của ngành than đôi lúc chưa chặt chẽ, còn để tình trạng thất thoát than. Công tác quản lý, sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp: Mặc dù trong thời gian qua, tỉnh đã rất tích cực trong công tác quản lý sử dụng nguồn đất đá thải mỏ để san lấp mặt bằng các dự án, công trình xây dựng; tuy nhiên kết quả còn chưa đáp ứng được kịp thời về tiến độ để cung cấp nguồn vật liệu san lấp phục vụ các dự án công trình trọng điểm của tỉnh. Đối với quản lý, sử dụng đất đồi làm vật liệu san lấp: vẫn còn có những địa bàn, những khu vực có hoạt động khai thác đất đồi làm vật liệu san lấp chậm cải tạo phục hồi môi trường, trả lại đất cho địa phương quản lý; còn có các dự án đầu tư xây dựng công trình phát sinh lượng đất đá dư thừa có thể sử dụng làm vật liệu san lấp cho các dự án khác nhưng chưa hoàn thiện thủ theo quy định, gây khó khăn trong công tác quản lý và giải quyết các vấn đề phát sinh. Công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực khoáng sản đã được tỉnh quan tâm thực hiện ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay vẫn còn có những vi phạm, gây thất thoát tài nguyên và tác động xấu đến môi trường, cảnh quan”.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam dẫn chương trình Hội thảo

Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch Hiệp hội đá Thanh Hóa kiến nghị: “Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ, Quốc hội xem xét không tiếp tục thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất, đá, sỏi, cát) để đơn giản hóa, thuận lợi cho quá trình cấp phép để kịp thời phục vụ các công trình dự án trên địa bàn; tăng thu tiền thuế tài nguyên và bỏ khoản thu tiền cấp quyền (nếu nhà nước muốn tăng thu) tránh tình trạng thuế chồng thuế; trường hợp vẫn quy định cấp phép thông qua đấu giá, đề nghị cho phép tổ chức cá nhân đang thực hiện hợp pháp được thăm dò xuống sâu và mở rộng diện tích mở mà không phải đấu giá quyền khai thác; quy định về công suất khai thác cố định hang năm là chưa phù hợp với thực tiền. Vì trong quá trình khai thác có năm do không có thị trường doanh nghiệp khai thác không hết công suất, năm nhu cầu thị trường cao thì khai thác vượt công suất nhưng nếu một năm một lần xin điều chỉnh công suất sẽ tăng thủ tục hành chính; đối với các mỏ gần nhau của một doanh nghiệp thì đề nghị Giám đốc điều hành mỏ; việc thuê đất mỏ và đất xây dựng các công trình phụ trợ, hành lang an toàn nên quy định thực hiện đồng thời với cấp giấy phép khai thác khoáng sản để giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; đề nghị không yêu cầu lắp trạm cân để cân khoáng sản nguyên khai đưa vào chế biến đối với loại khoáng sản đất, đá, cát, sỏi,… vì loại khoáng sản này thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước và bán ra thị trường đơn vị tính là m3 việc yêu cầu láp trạm cân không hiệu quả trong công tác quản lý lại lãng phí vốn đầu tư của doanh nghiệp,…”.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Toàn cảnh Hội thảo

Hiệp hội đá hoa trắng Yên Bái và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Nghệ An cũng đề nghị: Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp xem xét đề xuất bỏ quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và gộp (lồng ghép) vào thuế tài nguyên để không tạo áp lực thuế chồng thuế như hiện này và phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; đề nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp xem xét đề xuất bỏ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc chỉ đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với loại hình khoáng sản có tính chất đơn giản như vật liệu xây dựng thông thường (cát, sỏi, đất san lấp) không đấu giá đối với khoáng sản kim loại, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản ở thể lỏng, thể khí; đề nghị xem xét, áp dụng phương pháp tính công suất tối đa cho từ 03 đến 05 năm (kế hoạch 5 năm). Nghĩa là không được phép vượt tổng công suất khai thác của 03 năm hoặc 05 năm đối với năm khai thác khi nhu cầu thị trường tăng đột biến với lý do công suất khai thác phục thuộc lớn vào nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước (có khi nhiều năm không thể khai thác được bởi không có thị trường). Ví dụ: Trong 02 năm Covid doanh nghiệp không thể khai thác được hoặc trong thời gian dài 02 đến 03 năm doanh nghiệp không thể giải phóng được mặt bằng để đưa mỏ vào hoạt động. Quy định như hiện nay vô tình đã đẩy doanh nghiệp vào vào lao lý khi khai thác vượt công suất mà bị quy kết là vi phạm quy định về trách nhiệm hình sự theo Điều 227 của Bộ luật Hình sự.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra các ý kiến góp ý liên quan đến: Khoáng sản, khai thác khoáng sản; phạm vi điều chỉnh nước khoáng, nước nóng, khí thiên nhiên; chế biến khoáng sản; phân loại khoáng sản và quản lý theo từng nhóm; phương án thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong quy hoạch tỉnh; thăm dò, khai thác phần dưới sâu của khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản; xác định trữ lượng khoáng sản,...

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng mong nhận được các ý kiến góp ý về thẩm quyền cấp phép khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên biển; khai thác quy mô nhỏ (cần có tiêu chí) và phân cấp cho huyện cấp phép quy mô nhỏ; vấn đề khai thác vượt công suất; vấn đề về thế chấp Giấy phép khai thác khoáng sản; thủ tục hành chính: giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác; chế biến khoáng sản; công khai thông tin; vấn đề sử dụng đất đá dôi dư (dư thừa) sau khi đã sử dụng cho mục đích cải tạo, phục hồi môi trường; thanh tra, kiểm tra và kiểm soát hoạt động địa chất và khoáng sản.

Nhất Nam

 

Tin tức

Thủ tướng: ASEAN BAC cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN thực hiện 05 đồng hành

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với tỉnh Hậu Giang về lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước tại Hậu Giang

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Trấn Yên

Tài nguyên

Hà Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

Thanh Hóa: Quy định hạn mức công nhận, giao đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất

Hà Nội: Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vẫn ngập do mưa lớn kéo dài hạn chế các phương tiện lưu thông

Đoàn ĐBQH Quảng Nam giám sát các mỏ khoáng sản dọc sông Thu Bồn

Môi trường

Phú Yên: 270 đại biểu được tập huấn về biến đổi khí hậu

Bạc Liêu: Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở ven sông tại thị xã Giá Rai

Lũ sông Hồng lên xấp xỉ báo động 3, Hà Nội ngập diện rộng

Sự cố đê sông Lô tại Tuyên Quang: Đã đi dời 40 hộ dân ra khỏi vùng nguy cơ bị ảnh hưởng

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

38 nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam nhận Giải thưởng “Vì sự phát triển Phụ nữ trong Khoa học”

Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 quê ở Lạng Sơn

Điều chế phân bón Ure phân hủy chậm và đánh giá chất lượng phân - Giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp 

Đánh giá khả năng sinh tổng hợp Exopolysaccharide của vi khuẩn Bacillus sp. dưới ảnh hưởng điều kiện nhiệt độ và muối NaCl 

Chính sách

21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

Chỉ đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khi đáp ứng yêu cầu vì lợi ích quốc gia

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình thăm hỏi, tặng quà; hỗ trợ 20 tấn gạo cho người dân vùng lũ Hưng Yên

Hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại bão số 3 cho tỉnh Cao Bằng

Phát triển

Quản lý thị trường Lào Cai chung tay cùng người dân địa phương vượt lũ

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Tổng kết cuộc thi thiết kế logo nhân ngày vì nạn nhân chất độc da cam

Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Diễn đàn

Sở TN&MT Yên Bái hỗ trợ Lục Yên bố trí đất tái định cư cho các hộ dân bị sạt lở

Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội"

Hà Nội: Rút lệnh báo động lũ trên sông Hồng

Bắc Ninh phân bổ 45 tỷ đồng khắc phục hậu quả do bão Yagi gây ra