Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của các chiến lược toàn diện, lâu dài ứng phó nước biển dâng
Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên
Nguy cơ lũ lụt cao khi bão số 4 đổ bộ
Thế giới hành động vì khí hậu và bảo vệ sự sống trên hành tinh
Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội vượt báo động 2, khả năng đạt đỉnh vào trưa 11/9
Các tỉnh miền núi phía Bắc ứng phó mưa lũ, sạt lở đất
Những ngày qua, các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc liên tiếp phải hứng chịu những trận mưa lũ lớn gây sạt lở đất, gây nhiều thiệt hại, nhất là hệ thống đường giao thông. Trước tình hình này, các tỉnh đã chỉ đạo các ngành nỗ lực khắc phục hậu quả, bảo đảm nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân các địa bàn bị chia cắt, chuẩn bị chu đáo các phương án đón học sinh vào năm học mới.
Bảo đảm an ninh năng lượng thích ứng biến đổi khí hậu
Cần định hướng nghiên cứu cho Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế-xã hội; tăng cường nghiên cứu và ứng dụng năng lượng nguyên tử để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
PGS.TS Vũ Thanh Ca: Ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai, Việt Nam vận dụng được gì từ kinh nghiệm của Nhật Bản?
“Mặc dù điều kiện của Nhật Bản rất khác với Việt Nam, nhưng những kinh nghiệm trong việc phát triển hệ thống ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai hiệu quả của Nhật Bản rất thích hợp để Việt Nam học tập”, đó là quan điểm của PGS.TS Vũ Thanh Ca, Giảng viên cao cấp, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chia sẻ với Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
Miền Tây ngóng lũ
Lũ vừa về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, báo hiệu mùa lũ năm nay nước dồi dào hơn. Như vậy, sau nhiều năm chỉ được đón lũ nhỏ, người dân miền Tây đang chờ một mùa nước nổi lại về mang đến sinh kế và cân bằng hệ sinh thái miền sông nước này.
Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai trên thế giới. Biến đổi khí hậu đang tăng nhanh trong thế kỷ 21 do nóng lên toàn cầu. Quá trình đô thị hóa làm thay đổi bề mặt, tập trung dân cư, ô nhiễm môi trường,… khiến các hiện tượng cực đoan theo mùa, trái mùa, càng gia tăng và mở rộng; các đô thị ven biển còn chịu tác động do các thiên tai khác như: Bão, nước biển dâng, gió mạnh, sóng lớn,…
Xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa): Có gần 200m bờ biển bị xâm thực nghiêm trọng
Trước thực trạng nhiều diện tích đất và cây phi lao tại hai thôn Văn Phong và Đại Trường (xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa) đang có nguy cơ bị nước biển bị xâm thực mạnh, gây sạt lở nghiêm trọng. Chiều 14/8, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cùng lãnh đạo UBND tỉnh đi kiểm tra và chỉ đạo khắc phục.
Hà Tĩnh: Chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ
Là một trong những địa phương thường xuyên phải gánh chịu những tác động bất thường của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, các cấp chính quyền và người dân Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp ứng phó có hiệu quả nhằm giảm bớt những thiệt hại do thiên tai gây ra. Đây cũng là một nhiệm vụ trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội bền vững của Hà Tĩnh.
Sơn La tập trung ứng phó với hiện tượng sụt lún tại huyện Mai Sơn
Từ tháng 10/2023 đến nay, tại một số bản của xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La liên tiếp xảy ra nhiều hố sụt, lún gây nguy hiểm cho các hộ dân và việc đi lại, sinh hoạt trên địa bàn. Cùng với công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các sở, ngành, huyện tập trung ứng phó, bảo đảm an toàn về người và tài sản của người dân.
Xây dựng, bảo vệ, cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai thích ứng biến đổi khí hậu
Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu. Thiên tai nghiêm trọng thường xuyên diễn ra trên khắp các vùng miền cả nước với xu thế ngày càng gia tăng và khốc liệt với 22 loại hình thiên tai đã được luật hóa, đặc biệt là bão, lũ, lũ quét sạt lở đất, ngập lụt ngày càng khốc liệt vượt các mốc lịch sử đã được ghi nhận.
Thiên tai biến đổi khí hậu và những hành động tích cực, quyết liệt trong ứng phó
Tình hình thiên tai trên thế giới diễn ra ngày càng phức tạp với xu thế gia tăng cả về tần suất và cường độ, đặc biệt là các loại hình thiên tai về khí tượng, thủy văn. Theo báo cáo được Văn phòng Liên hợp quốc (LHQ) về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (UNDRR) công bố, trong giai đoạn từ năm 2000-2020, trên thế giới đã ghi nhận 7.348 trận thiên tai lớn, tăng gần gấp hai lần so với giai đoạn 20 năm trước. Thiên tai đã khiến 1,23 triệu người thiệt mạng, ảnh hưởng đến cuộc sống của 4,2 tỷ người và gây thiệt hại kinh tế 2.970 tỷ USD trong 20 năm qua.
Bạc Liêu và Cà Mau cần tính toán căn cơ, lâu dài về tình hình sạt lở
Trong hơn 10 năm qua, năm nào tỉnh Bạc Liêu cũng xảy ra các vụ sạt lở và sụt lún đất tại các khu vực ven bờ sông và đê biển Đông. Trong năm 2023 và từ đầu năm 2024 đến nay, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển diễn ra nghiêm trọng hơn.
La Nina làm tăng nguy cơ thiên tai trong thời gian tới
Chia sẻ về thiên tai nguy hiểm trong những tháng cuối năm, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trước mắt từ nay đến hết tháng 9 là mùa mưa lũ chính ở Bắc Bộ nên các địa phương sẽ đối mặt với các đợt mưa lớn. Hệ quả nguy cơ gắn liền là lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi nên cần phải cảnh giác ở mức cao.
Lũ lên nhanh, tỉnh Thái Bình ra lệnh báo động số 2 trên sông Trà Lý
Sáng 7/8, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình phát đi công điện khẩn hỏa tốc yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tập trung ứng phó, hạn chế thiệt hại do lũ gây ra.
Thừa Thiên - Huế: Trồng rừng ngập mặn ứng phó thiên tai
Với việc thực hiện trồng mới 22 ha rừng ngập mặn tại xã Hương Phong (TP. Huế) đã góp phần tăng tỷ lệ che phủ và cải thiện chất lượng rừng, làm chức năng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân toàn quân và của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.
Nâng cao năng lực phòng chống lũ quét, sạt lở đất
Lũ quét, sạt lở đất là loại hình thiên tai khó dự đoán, luôn xảy ra bất ngờ và gây thiệt hại thảm khốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, nhất là người dân sống ở vùng núi.
Quảng Ngãi: Chủ động ứng phó với tình hình động đất
Ngày 30/7, UBND tỉnh Quảng Ngãi có công văn hỏa tốc số 4041/UBND -KTN gửi các sở ngành, địa phương trong tỉnh về chủ động ứng phó với tình hình động đất trong thời gian qua.
Báo chí - truyền thông với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đang là chủ đề mang tính toàn cầu của giới báo chí, truyền thông. Báo chí - Truyền thông đang tập trung thông tin các chủ đề: Những biểu hiện rõ rệt của biến đổi khí hậu đối với đời sống của con người, nhất là các nước nghèo và các nước đang phát triển; làm gì và làm như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH).
Động đất kích thích tại Kon Plông có thể kéo dài trong nhiều năm
Từ ngày 28/7 đến 15 giờ 32 phút ngày 29/7, tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) đã xảy ra 52 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 5,0. Với tần suất các trận động đất liên tục như vậy được cho là “kỷ lục” từ trước đến nay tại khu vực này và trên cả nước.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn
Triển khai quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, ngày 7/1/2022, sau một thời gian thực hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Tình hình phát triển thị trường các-bon và nhu cầu trao đổi tín chỉ các-bon trên thế giới diễn ra rất nhanh chóng, trong khi Việt Nam đang thiếu cơ sở pháp lý để sớm vận hành thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải và tín chỉ các-bon, thực tế đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2022/NĐ-CP.