Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

19/09/2024

TN&MTĐể bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An, cần định kỳ đánh giá tác động môi trường trong khu di sản; phát huy vai trò của cộng đồng địa phương, doanh nghiệp và xã hội hoá các nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường...

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

TS. Nguyễn Song Tùng, Viện trưởng Viện Địa lý Nhân văn phát biểu tại Hội thảo

Ngày 18/9, tại Ninh Bình, Viện Địa lý Nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo: "Tác động của các dự án phát triển tới môi trường và cảnh quan các di sản thiên nhiên tại Việt Nam".

TS. Nguyễn Song Tùng, Viện trưởng Viện Địa lý Nhân văn cho biết, giá trị của di sản thiên nhiên có ý nghĩa vượt khỏi ranh giới quốc gia và có ý nghĩa chung đối với nhân loại, đồng thời giá trị của di sản thiên nhiên được xem là căn cứ cho việc bảo vệ và quản lý hiệu quả tài sản trong tương lai.

Hiện nay, không ít điểm di sản thiên nhiên đã và đang trở thành những điểm đến thu hút một lượng lớn khách du lịch, một mặt tạo ra các tác động tích cực như tăng doanh thu, tạo việc làm, cải thiện thu nhập, quảng bá giá trị di sản…, mặt khác gây ra các tác động tiêu cực như xói mòn di sản, quá tải hạ tầng, mất cân bằng sinh thái…

Vì vậy, việc bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một trong những trách nhiệm quan trọng, yêu cầu các bên có liên quan cần có nhận thức đúng đắn và hành động kịp thời.

Theo TS. Nguyễn Song Tùng, Ninh Bình là một trong những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú với nhiều danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng. Đặc biệt, Quần thể Danh thắng Tràng An được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới. Đây là một trong 39 Di sản hỗn hợp của thế giới và là Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Tràng An cũng mang ý nghĩa toàn cầu trong việc minh chứng phương thức con người tương tác với cảnh quan tự nhiên và thích ứng với những biến đổi to lớn về môi trường kéo trong hàng nghìn năm lịch sử hình thành Trái Đất.

Vì vậy, việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường di sản trong quần thể danh thắng Tràng An là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn, góp phần thực hiện hiệu quả các quy định về bảo vệ môi trường nói chung, môi trường di sản thiên nhiên nói riêng.

Bảo đảm nguyên tắc trong phát triển du lịch bền vững

Tại hội thảo, đại diện Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An (Sở Du lịch Ninh Bình) đã chia sẻ về công tác bảo vệ môi trường cảnh quan tại khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới quần thể danh thắng Tràng An.

Theo đó, Ninh Bình đang tập trung thực hiện 5 giải pháp, đó là: Xây dựng ban hành cơ chế, chính sách quản lý gắn với bảo vệ môi trường; tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và đa dạng sinh học; định kì đánh giá sức chịu tải du lịch tại các khu, điểm du lịch; thực hiện tuần tra công tác bảo vệ môi trường cảnh quan; tuyên truyền, giáo dục cộng đồng.

Cụ thể, trong thời gian qua, Ninh Bình đã phối hợp, liên kết với các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước 10 đề tài, chuyên đề nghiên cứu khoa học về các vấn đề đa dạng sinh học, văn hoá lịch sử, địa chất – địa mạo, khảo cổ học...

Ban Quản lý cũng đã phối hợp với các sở ngành, địa phương liên quan đề xuất với UBND tỉnh triển khai nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, dự án bảo tồn gắn với bảo vệ môi trường; tổ chức đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn khách đến tham quan bảo đảm thuận lợi, an toàn và chu đáo.

Từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý đã thực hiện trên 1.340 lượt tuần tra, qua công tác tuần tra đã phối hợp với chính quyền địa phương và các ban, ngành có liên quan trong khu Di sản kịp thời phát hiện các trường hợp sai phạm để kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.

Ngoài ra, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của Di sản, từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý đã tổ chức 3 chương trình tuyên truyền cho gần 300 lao động đang làm việc tại các khu, điểm du lịch.

Chính vì thế, lượng khách du lịch ngày càng gia tăng. 7 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh ước đón 6,52 triệu lượt khách, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 86,93% so với kế hoạch năm 2024. Doanh thu ước đạt hơn 6.269 tỷ đồng, tăng 47,58% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 76% so với kế hoạch năm 2024.

Từ việc nghiên cứu công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa quần thể danh thắng Tràng An, PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng, việc thay đổi tư duy về cách làm du lịch là hết sức quan trọng, trong đó xác định rõ thương hiệu, bản sắc, các loại hình và sản phẩm du lịch, cách thức tổ chức, quản lí, chiến lược kết nối và hỗ trợ, áp dụng KHCN và chuyển đổi số, bảo đảm nguyên tắc ngũ giác trong phát triển du lịch bền vững (Phát triển kinh tế, Hạnh phúc của người dân địa phương, Bảo vệ tài nguyên, Bảo tồn và phát triển văn hóa, Sự hài lòng của du khách).

PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà cũng đề xuất UBND tỉnh Ninh Bình thực hiện điều tra, đánh giá, quản lí và bảo vệ môi trường Di sản, nhất là di sản thiên nhiên quần thể Danh thắng Tràng An theo Quy định của Luật Bảo vệ môi trường để dự báo các tác động xấu đến môi trường khu di sản, đưa ra các giải pháp phục hồi, bảo vệ, bảo tồn các giá trị thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát về môi trường, kịp thời ngăn chặn, xử lí các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Lắp hệ thống quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí xung quanh để dự báo, cảnh báo chất lượng môi trường không khí tại khu di sản...

Theo baochinhphu.vn

Tin tức

Thủ tướng: ASEAN tự cường, kết nối và đổi mới sáng tạo để vươn tầm, bứt phá và tiên phong dẫn dắt

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

Địa phương phải tăng tốc ban hành văn bản quy định chi tiết các luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh BĐS

Việt Nam và Pháp nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Tài nguyên

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân: Cần hạn chế các đối tượng lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, thổi giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản

Cục trưởng Trần Tuấn Ngọc: Nhiều thành tựu đạt được sau 05 năm thực hiện Chiến lược Viễn thám Quốc gia

Công nghệ viễn thám hỗ trợ hiệu quả quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường 

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2024

Môi trường

Doanh nghiệp Việt Nam chủ động chuyển dịch năng lượng, thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải

Bảo đảm chất lượng môi trường trong thu hút đầu tư

Phú Yên: Nỗ lực bảo tồn bền vững quần thể rạn san hô Hòn Yến

Bảo vệ đa dạng sinh học trước tác động của biến đổi khí hậu

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Đất ô nhiễm thủy ngân: Tính chất, nguồn gốc, ảnh hưởng lên sức khỏe con người và các phương pháp xử lý 

Bộ TN&MT đầu tư xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu của ngành

Vận động quần chúng nhân dân bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước của lực lượng công an cơ sở

Thực trạng công tác tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Chính sách

Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023

Phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cầu Đình Khao nối Vĩnh Long và Bến Tre theo phương thức PPP

Sửa đổi Nghị định số 08/2022/NĐ-CP: Cắt giảm thủ tục hành chính, phân quyền cho các địa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thanh Hóa: Thu hồi hơn 31.000 m2 đất của Công ty cổ phần Licogi 15

Phát triển

Sở Tài nguyên và Môi trường Hòa Bình: Trao tặng 80 tấn xi măng hỗ trợ xây dựng đường nông thôn mới tại xã Phú Cường

Đà Nẵng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua giáo dục STEM

Bài toán phân loại rác tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Bộ Tài nguyên và Môi trường hưởng ứng tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Diễn đàn

Thời tiết ngày 9/10: Khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Nam mưa rất to

Phát triển ngành Khí tượng Thủy văn, theo dõi và dự báo sát, kịp thời thiên tai thời tiết

Thời tiết ngày 8/10: Bắc Bộ nắng hanh, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa dông

Đồng Tháp: Khắc phục tạm thời khu sạt lở 2.000m2 bờ sông Tiền