Bảo đảm quyền tài sản đối với khai thác khoáng sản

16/10/2024

TN&MTDự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo, dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 8. Dự thảo hiện nay có 117 Điều và 12 chương, tăng 31 điều và 1 chương so với Luật Khoáng sản 2010. Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được kỳ vọng sẽ đáp ứng được yêu cầu thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng.

Sau hơn 13 năm thực hiện, Luật Khoáng sản 2010 đã đạt được những kết quả nhất định đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, các quy định của Luật Khoáng sản hiện hành liên quan đến quy hoạch, điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản còn bất cập, thiếu đồng bộ, chưa có sự gắn kết; hay quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường chưa phù hợp với thực tiễn; chưa có quy định về điều tra cơ bản địa chất… Thêm nữa, một số luật liên quan đến lĩnh vực địa chất khoáng sản cũng đã được sửa đổi như: Luật Đấu giá tài sản, Luật Đầu tư, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đất đai,… Vì vậy, thực tế này đòi hỏi phải rà soát sửa đổi Luật Khoáng sản hiện nay để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Bảo đảm quyền tài sản đối với khai thác khoáng sản

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo, dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 8.

Bảo đảm quyền tài sản đối với khai thác khoáng sản

Tại Hội thảo góp ý cho dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, được tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Luật Khoáng sản 2010 đã trải qua hơn 13 năm thi hành, mang lại nhiều kết quả tích cực nhưng cũng có nhiều vấn đề phải sửa đổi, bổ sung.

Thứ nhất, là vấn đề về đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Đây là nội dung được đưa vào Luật Khoáng sản 2010 và được kỳ vọng góp phần tăng cường tính minh bạch của lĩnh vực này. Tuy nhiên, qua 13 năm triển khai, số lượng mỏ khoáng sản được đấu giá rất thấp. Ví dụ như ở cấp trung ương chỉ có 10 mỏ được đấu giá trên tổng số 441 giấy phép được cấp. Đồng thời, ở cấp địa phương có 827 trường hợp đấu giá trên hơn 3.000 giấy phép. Trong khi đó, giá trúng đấu giá luôn cao hơn từ 20 đến 40% giá khởi điểm, có trường hợp cao gấp 2-3 lần. Như vậy, việc sửa đổi Luật Khoáng sản lần này, nội dung về đấu giá mỏ cần hết sức được quan tâm.

Bảo đảm quyền tài sản đối với khai thác khoáng sản

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại Hội thảo góp ý cho dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được tổ chức tại Hà Nội.

Thứ hai, theo ông Công, tài chính về khoáng sản là nội dung tiếp theo cần được tháo gỡ. Hiện chi phí về cấp quyền khai thác khoáng sản được thu trước khi mỏ đi vào hoạt động. Số tiền này được hình thành dựa trên số liệu ước đoán từ kết quả thăm dò, điều này vô tình đẩy toàn bộ rủi ro về phía doanh nghiệp, khiến các dự án khoáng sản đã nhiều rủi ro lại càng thêm rủi ro hơn.

Thứ ba, các vấn đề bảo đảm quyền tài sản đối với hoạt động khai thác khoáng sản cũng là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Cụ thể, doanh nghiệp quan tâm đến quyền thế chấp quyền khai thác khoáng sản; các trường hợp xử lý vi phạm về công suất khai thác; sản lượng được phép khai thác; việc giám sát sản lượng để tránh thất thu thuế phí, chống nạn khai thác lậu… Đây là những nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, cần được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng”, ông Công nói!.

Đồng thời, liên quan đến việc quản lý công suất, ranh giới khai thác khoáng sản (quy định tại khoản 26 Điều 3, khoản 2 Điều 59, khoản 3 Điều 64 dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản), bà Đặng Thị Ngọc Thuỷ, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đề xuất tiếp cận hướng quản lý công suất theo quy luật của thị trường và ranh giới khai thác theo mục tiêu tận thu tối đa khoáng sản không tái tạo để điều tiết công suất khai thác của các dự án và ranh giới khai thác khoáng sản, thay vì tiến hành xử lý vi phạm hành chính và hình sự hóa việc khai thác vượt công suất hoặc khai thác ngoài ranh giới (sát biên ranh giới cấp phép) như quy định hiện hành.

Thêm nữa, bà Đặng Thị Ngọc Thủy cũng cho rằng cần cân nhắc cơ chế “Công suất khai thác linh hoạt” để phù hợp với việc tối ưu hóa kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp và chế độ báo cáo xin điều chỉnh ranh giới khai thác khi cần mở rộng để tận thu tối đa tài nguyên; Quản lý siết chặt bằng các chế tài xử phạt khi các số liệu không được báo cáo, đóng thuế phí không đầy đủ và sản lượng khai thác hàng năm cộng lại vượt quá trữ lượng được cho phép huy động vào khai thác trong thời hạn cấp phép. Doanh nghiệp nên được phép chủ động điều tiết và điều chỉnh công suất của các dự án khai thác khoáng sản dựa trên nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Vấn đề này giống mô hình điều tiết sản lượng khai thác dầu thô của tổ chức xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới”, bà Thuỷ đề xuất thêm!.

Liên quan đến quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được tổ chức tại Quảng Ninh, ông Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cho biết hiện dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thu một lần hay nhiều lần căn cứ theo thời gian cấp phép khai thác khoáng sản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và quy định của Luật này.

Bảo đảm quyền tài sản đối với khai thác khoáng sản

Ông Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được tổ chức tại Quảng Ninh.

Quy định này chưa phù hợp, khi thực tiễn khai thác trữ lượng khoáng sản có thể tăng lên, khác biệt so với trữ lượng khi tính tiền cấp quyền khai thác ban đầu, doanh nghiệp chưa nộp ngay được tiền cấp quyền phần tăng này. Do đó, cần điều chỉnh theo hướng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thu một lần hay nhiều lần căn cứ theo thời gian cấp phép khai thác khoáng sản, theo sản lượng khai thác hằng năm và được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và quy định của Luật này”, ông Nguyễn Tiến Mạnh nêu ý kiến!.

Đồng thời, ông Phạm Nguyên Hải, Trưởng phòng Pháp chế, Công ty Khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo cũng cho rằng, để đảm bảo việc khai thác, tận dụng triệt để, không gây lãng phí tài nguyên có giá trị, tổ soạn thảo cân nhắc xây dựng cơ chế ưu đãi để các doanh nghiệp có cơ sở thu hồi tối đa khoáng sản có ích cũng như khoáng sản đi kèm, đồng thời đồng bộ hóa hệ thống quy định của Luật Địa chất và Khoáng sản với các quy định pháp luật chuyên ngành khác, ví dụ như pháp luật về môi trường, về thuế, phí áp dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản, để tránh những bất cập, vướng mắc có thể phát sinh trong quá trình thực thi.

Cụ thể, đưa đất đá thải phát sinh từ hoạt động khai thác khoáng sản ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Địa chất và Khoáng sản (cũng như loại bỏ khỏi danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường quy định tại khoản 3 Điều 7 của dự thảo Luật) mà có thể xem là chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đồng thời giao cho địa phương quản lý, để khuyến khích việc tái sử dụng đất đá thải, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất đá thải mỏ cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối với thuế, phí áp dụng cho khoáng sản đi kèm, các chính sách cần làm rõ việc không thu tiền cấp quyền khoáng sản và phí bảo vệ môi trường với khoáng sản đi kèm (trừ trường hợp đã có cơ sở để xác định rõ trữ lượng cần thu hồi) và không yêu cầu điều chỉnh toàn bộ Giấy phép Khai thác để phục vụ mục đích thu hồi khoáng sản đi kèm (do hiện nay chỉ cần có công văn chấp thuận của cơ quan quản lý để thu hồi khoáng sản đi kèm cũng đã mất rất nhiều thời gian và công sức của doanh nghiệp).

“Chỉ thu thuế tài nguyên đối với khoáng sản đi kèm và sẽ được tính trên cơ sở khối lượng khoáng sản đi kèm là thành phẩm cuối cùng đã thu hồi được, đạt phẩm cấp thương mại và đã bán ra”, ông Hải nêu ý kiến!.

Quy định rõ cơ chế đặc thù cho các địa phương

Tại Nghệ An, liên quan đến việc góp ý dự thảo này, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã khảo sát việc thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 đồng thời lấy ý kiến dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.

Bảo đảm quyền tài sản đối với khai thác khoáng sản

Hoạt động khai thác khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An.

Từ thực tiễn địa phương, UBND huyện Quỳ Hợp kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét quy định rõ cơ chế đặc thù cho các địa phương có khoáng sản phải quản lý, như bổ sung con người, cung cấp phương tiện, thiết bị máy móc…; có chế độ trợ cấp đặc thù cho cán bộ làm công tác quản lý khoáng sản. Đồng thời, việc giao trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho lực lượng công an các cấp chủ trì, còn cơ quan quản lý nhà nước địa phương là đơn vị phối hợp để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả,… cũng được UBND huyện Quỳ Hợp kiến nghị.

Ông Quán Vi Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn UBND huyện có phương án xử lý đối với xưởng chế biến khoáng sản hình thành từ lâu nhưng chưa hoàn thành thủ tục thuê đất; có phương án khai thác tận thu đá cảnh, phù hợp với nhu cầu cải tạo đất sản xuất của người dân; thực hiện đồng thời việc cấp mỏ và cho thuê đất phục vụ khai thác mỏ để thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp xã, huyện.

Cũng có góp ý liên quan đến dự thảo này, đại diện Công ty CP Khoáng sản và TM Trung Hải - Nghệ An, đề xuất rằng nên ưu tiên các doanh nghiệp đã đầu tư chế biến sâu được phép thăm dò, nâng cấp các khu vực đã được cấp phép thăm dò mà chưa cấp phép khai thác để tận thu khoáng sản, cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho nhà máy; đồng thời, ưu tiên các doanh nghiệp đã đầu tư chế biến sau đấu giá khoáng sản để ổn định thị trường, tránh lãng phí…; nghiên cứu áp dụng phương pháp tính công suất khai thác tối đa trong thời gian 3-5 năm.

Ngoài ra, đại diện Công ty CP An Lộc thì cho rằng: Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang phân khoáng sản thành 4 nhóm cụ thể theo công dụng để có các quy định phù hợp về phân cấp, thẩm quyền quản lý, thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý đối với từng nhóm khoáng sản... Tuy nhiên, cần cho ý kiến về tính phù hợp trong phân loại để tránh chồng chéo trong quy hoạch và quản lý khai thác khoáng sản.

Liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị rằng đối với khoáng sản mới được phát hiện, doanh nghiệp được phép báo cáo và khai thác được coi là đi kèm; doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo hoặc được phép bổ sung quy hoạch cục bộ, không bắt buộc phải chờ theo kỳ quy hoạch… Bên cạnh đó, cần làm rõ tỷ lệ thu hồi khoáng sản thuộc nhóm II (các vật liệu ngành công nghiệp xây dựng), nhưng không cần điều chỉnh giấy phép; bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật khai thác mỏ đối với giám đốc điều hành khai thác lộ thiên...

Văn Thanh

Tin tức

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Nhật Bản hỗ trợ chương trình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Thứ trưởng Lê Minh Ngân làm thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Đảng ủy Bộ TN&MT tham dự trực tuyến Hội nghị tập huấn công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp

Tài nguyên

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, bền vững

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Môi trường

Tìm kiếm các sáng kiến, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm không khí hiệu quả, nâng cao chất lượng môi trường không khí

Cần “Xanh hóa” ngành chăn nuôi

Cần đưa công nghệ về xử lý môi trường trong chăn nuôi tại địa phương

Vơi bớt nỗi lo sạt lở

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - Năm 2024: Đưa Festival Hoa Đà Lạt thành lễ hội quốc gia

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc ngày 6/12

Thí điểm mô hình giảm phát thải trong giao thông

Thời tiết ngày 5/12: Bắc Bộ nắng ấm trước khi đón gió mùa mạnh

Thời tiết ngày 4/12: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường