Băng Nam Cực đang tan nhanh

15/04/2024

TN&MTCùng với dự báo mùa hè 2024 sẽ cực nóng, việc băng tan nhanh ở Nam Cực càng cho thấy biến đổi khí hậu ngày một rõ rệt.

Băng Nam Cực đang tan nhanh

Chim cánh cụt - loài được cho là duy nhất có thể “định cư” được ở Nam Cực

Truyền thông quốc tế đưa tin, Cơ quan Nam Cực Australia từng thực hiện thành công “sứ mệnh giải cứu” 1 trong 3 trạm nghiên cứu ở khu vực băng giá nhất Trái đất với sự hỗ trợ của 1 tàu phá băng khổng lồ và 2 trực thăng quân sự.

Ông Robb Clifton - người dẫn đầu chiến dịch giải cứu cho biết, tàu phá băng RSV Nuyina khởi hành từ Tasmania (Australia) phải vượt qua quãng đường hơn 3.000km trước khi đến được Petersen Bank, điểm cách trạm nghiên cứu Casey khoảng 145km. Trong khi đó, 2 trực thăng chở theo đội ngũ y tế hạ cánh xuống trong sự đe dọa của những núi băng. Một nhà khoa học mắc bệnh đã được trực thăng đưa về tàu RSV Nuyina. “Đó không chỉ là một cuộc giải cứu tốn kém mà còn là sứ mệnh nguy hiểm bậc nhất. Vì chỉ nghĩ đến vùng đất băng giá Nam Cực, người ta cũng đã đủ rùng mình” - ông Clifton nói.

Từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, Nam Cực gần như chìm vào bóng tối vĩnh cửu, với ánh sáng mặt trời chỉ le lói chút ít trong ngày. Nhiệt độ Nam Cực vào mùa đông có thể xuống thấp đến -37 độ C. Trong mùa đông của Nam bán cầu, chỉ có khoảng 20 người được phép làm việc ở Nam Cực.

Tuy nhiên, tình hình đang thay đổi rất nhanh. Giáo sư Michael Meredith (Cơ quan Khảo sát Nam Cực, Anh) cho biết: "Thật là khó tin khi nhiệt độ ở Nam Cực tăng vọt. Những núi băng vĩnh cửu tan ra. Đó là diễn biến bất thường và thực sự đáng lo ngại, đẩy loài người đến chỗ phải đối mặt với một vấn đề chưa hề có tiền lệ".

Nguyên nhân chính được cho là do các cơn gió ấm từ đại dương thổi về Nam Cực đã gây ra các đợt sóng nhiệt cực đoan.

Giáo sư Martin Siegert - người chuyên nghiên cứu sông băng của Đại học Exeter (Anh) cảnh báo, nếu toàn bộ băng ở Nam Cực tan chảy, mực nước biển trên toàn cầu sẽ dâng cao từ 60 - 70m. Khi đó, các hòn đảo và vùng ven biển - nơi phần lớn dân số sinh sống sẽ bị nhấn chìm toàn bộ. Đáng lo ngại khi mà nhiều nghiên cứu cho thấy Bắc Cực hiện đang nóng lên với tốc độ gấp 4 lần so với phần còn lại của hành tinh. Nhưng Nam Cực bắt đầu bắt kịp khi tăng nhiệt độ nhanh gấp đôi, dẫn đến mối nguy lớn cho khu vực và phần còn lại của Trái đất.

Dải băng ở Nam Cực bao phủ 14 triệu km2, gần bằng diện tích Mỹ và Mexico cộng lại, và chứa khoảng 30 triệu km3 băng - khoảng 60% nước ngọt của thế giới. Lớp băng phủ rộng lớn này che giấu một dãy núi cao gần bằng dãy Alps ở châu Âu. Tất nhiên là để vùng băng này tan hết cần rất nhiều năm, nhưng theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), thì mực nước biển có khả năng tăng từ 0,3m đến 1,1m vào cuối thế kỷ 21 do sự tan chảy của những khối băng.

Một nghiên cứu đăng trên chuyên san Science Advances cuối tuần đầu tháng 4/2024 cho rằng có đến 71 trong số 162 thềm băng bao quanh Nam Cực đã sụt giảm khối lượng từ năm 1997 đến nay, làm bốc hơi 7.500 tỷ tấn khối băng.

Tiến sĩ Benjamin Davison - nhà khoa học của Đại học Leeds (Anh) cho hay, kết quả nghiên cứu cung cấp bức tranh phức tạp về tình trạng hao hụt của các thềm băng Nam Cực. Nhóm của ông quan sát được gần như phân nửa số thềm băng đang tan rã mà không có dấu hiệu hồi phục. Điều này đến từ nhiệt độ đại dương và các luồng hải lưu xung quanh Nam Cực. Tình hình càng mịt mù hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tăng tốc.

Do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, tới nay Nam Cực vẫn là vùng đất bí hiểm nhất hành tinh. Nhiều người lầm tưởng đây là quê hương của loài gấu trắng như ở Bắc Cực, nhưng thực tế Nam Cực chỉ có khoảng 19 loài chim cánh cụt sinh sống. Có tới 98% diện tích Nam Cực bị băng tuyết bao phủ, lớp băng “mỏng” nhất ở đây cũng tới 1,6km, còn nơi dày nhất lên tới 3,5km.

Nam Cực là nơi duy nhất trên Trái đất không có loài bò sát sinh sống. Là nơi không có người định cư, tới nay cũng chỉ có khoảng gần 1.000 người sống và làm việc tại các trạm nghiên cứu trong thời gian ngắn.

“Ở đây không có cây ATM nào cả. Vì không ai cần dùng đến tiền. Tất cả mọi thứ phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của con người đều được vận chuyển đến từ những nơi cách xa hàng nghìn cây số” - tiến sĩ Benjamin Davison nói.

Ngày 28/1/1820, đoàn thám hiểm Nga do Thaddeus Bellingshausen và Mikhail Lazarev dẫn đầu tuyên bố đã khám phá ra Nam Cực, mở đường cho các công cuộc nghiên cứu tiếp sau. Ngày 14/12/1911, nhà thám hiểm người Na Uy Roald Amundsen trở thành người đầu tiên đến Nam Cực. Tháng 12/2013, Metallica tổ chức buổi hòa nhạc đầu tiên ở Nam Cực. Từ năm 1960 đến 1972, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Nam Cực hoạt động tại Trạm McMurdo, trung tâm nghiên cứu và định cư lớn nhất do Mỹ sở hữu. 1.150 loài nấm đã được tìm thấy trong những lớp băng đồ sộ ở Nam Cực. Chúng “ngủ yên” trong nền nhiệt độ cực thấp và thời gian đóng băng, rã đông kéo dài. Người ta đã ghi nhận được nhiệt độ thấp nhất ở Nam Cực là -89,2 độ C vào ngày 21/7/1983.

Theo daidoanket.vn

Tin tức

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo Pháp ngữ Franco Tech

Việt Nam - Nhật Bản: Nâng tầm hợp tác hướng tới phát triển bền vững

Việt Nam - Australia: Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược về ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn

Tài nguyên

Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập ngành quản lý đất đai (3/10/1945 - 3/10/2024): Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai

Bài 1: Một số ghi nhận về tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, điều tra cơ bản tại các tỉnh, thành ven biển

Diễn đàn về khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên biển và hải đảo Việt Nam năm 2024: ‘Các giải pháp xanh cho kinh tế biển bề vững tại Việt Nam’

Đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn

Môi trường

Gỡ vướng trong phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt

Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đất ở nhiều địa phương

Tiêu hủy đàn hổ chết do dính cúm A/H5N1 ở Đồng Nai

Bắc Ninh: Tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Đất ô nhiễm thủy ngân: Tính chất, nguồn gốc, ảnh hưởng lên sức khỏe con người và các phương pháp xử lý 

Bộ TN&MT đầu tư xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu của ngành

Vận động quần chúng nhân dân bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước của lực lượng công an cơ sở

Thực trạng công tác tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Chính sách

Thuận Thành - Bắc Ninh: Có thông báo số 792/TB-TU, chấp thuận phương án cưỡng chế đất phục vụ Khu công nghiệp Thuận Thành III - phân khu B

Thanh Hóa: Rà soát hoạt động tận thu thực hiện dự án chống sạt lở

Vi phạm về môi trường Công ty Dabaco Thanh Hoá bị đề nghị xử phạt hơn 200 triệu đồng

Phân công nhiệm vụ các bộ, địa phương xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Phát triển

Thanh Hóa với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình

Ninh Bình là địa phương duy nhất của Việt Nam và Đông Nam Á sở hữu Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới

TPHCM: Chủ tịch UBND quận Bình Tân Nguyễn Minh Nhựt giữ chức Phó Giám đốc Sở TN&MT

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành TT&TT

Diễn đàn

Thời tiết ngày 4/10: Bắc Bộ có sương mù, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa lớn

Lâm nghiệp là lĩnh vực giảm phát thải tốt nhất

Bán tín chỉ Carbon tại Quảng Bình: Lợi ích kép nhưng còn nhiều vướng mắc

Lan tỏa lối sống xanh, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường và an toàn sức khỏe