Bài 3: Khuyến khích các nhà bán lẻ tự nguyện giảm nhựa và đôi điều ghi nhận ở nước ta
27/09/2024TN&MTKhi phải trả phí cho túi ni-lông nhắc nhở người dùng về tác động tiêu cực của túi ni-lông đối với môi trường và khuyến khích họ chọn các lựa chọn thân thiện hơn. Nhà nước cũng có nguồn kinh phí giúp cho các hoạt động giảm rác thải nhựa nói chung và túi ni-lông nói riêng.
Chính sách thu phí túi ni-lông đã tác động đến người tiêu dùng hạn chế sử dụng túi nilông. Khi mua sắm phải trả một khoản phí nhỏ cho mỗi túi ni-lông sử dụng, họ sẽ cân nhắc và thay đổi hành vi tiêu dùng của mình kết quả lượng rác thải nhựa giảm đi.
Ảnh minh họa
Ghi nhận ở một số quốc gia
Một số chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Starbucks đã cam kết giảm thiểu rác thải nhựa: Năm 2018, Starbucks thông báo rằng đến năm 2020, công ty sẽ bắt đầu loại bỏ dần ống hút nhựa trên toàn cầu tại hơn 28.000 cửa hàng cà phê của mình (Starbucks 2018; Goodwin 2020). Ống hút được thay thế bằng nắp đậy không ống hút có thể tái chế. Công ty cam kết đầu tư 10 triệu USD cho phát triển sản xuất cốc có thể tái chế và phân hủy hoàn toàn có thể sử dụng trên toàn cầu.
McDonald Trung Quốc tuyên bố với mục tiêu loại bỏ khoảng 400 tấn rác thải mỗi năm, nhà phân phối thực hiện chính sách nhằm loại bỏ dần ống hút nhựa tại gần 1.000 nhà hàng trên toàn quốc. McDonalds cũng đặt ra mục tiêu toàn cầu sử dụng 100% bao bì từ các nguồn tái tạo, tái chế hoặc được chứng nhận và thực hiện tái chế bao bì trong tất cả các nhà hàng của công ty vào năm 2025.
Năm 2018 nền tảng giao đồ ăn trực tuyến, Foodpanda tuyên bố kể từ năm 2018, giao hàng cho khách hàng lựa chọn “không kèm theo” thìa dĩa nhựa khi đặt hàng. Kết quả là Foodpanda cắt giảm được 85% lượng khách hàng yêu cầu thìa dĩa nhựa khi đặt hàng.
Năm 2019, ba nền tảng giao đồ ăn lớn ở Singapore - Deliveroo, Foodpanda và Grab đã ký cam kết giao đồ ăn với PACT yêu cầu khách hàng lựa chọn “kèm theo thìa dĩa” nếu họ cần thìa dĩa khi đặt hàng. Sự thay đổi này đã giúp cắt giảm sử dụng khoảng một triệu thìa dĩa mỗi tuần ở Singapore.
Tại Anh, Deliveroo cũng đã triển khai lựa chọn không kèm theo thìa dĩa và đã triển khai một chương trình hỗ trợ hướng tới sử dụng bao bì thân thiện với môi trường (Deliveroo 2018). Lựa chọn không kèm theo thìa dĩa đã giúp cắt giảm 90% số lượng thìa dĩa bằng nhựa trong các đơn đặt hàng của Deliveroo tại Anh.
Tại Indonesia, Go-Food (Gojek), Dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến lớn nhất đã áp dụng thu phí đối với thìa dĩa dùng một lần. Qua đó, công ty tìm cách nâng cao nhận thức về các thực hành bền vững và thu hút những khách hàng có ý thức về môi trường (Kong 2019). Một nhà hàng địa phương ở Beirut Li-băng đã triển khai một dự án thí điểm, sử dụng lời nhắc bằng tiếng nói trong quá trình đặt hàng, cho khách hàng lựa chọn không kèm theo thìa dĩa bằng nhựa khi đặt hàng (Nudge 2019). Dự án giúp cắt giảm 77,9% nhu cầu thìa dĩa của khách hàng.
Tập đoàn khách sạn Akaryn ở Thái Lan đã cấm sử dụng các sản phẩm SUP trong khách sạn của mình bằng cách cung cấp các lựa chọn thay thế như các sản phẩm dùng nhiều lần, chaiđựng nước và đồ dùng trong nhà tắm có thể nạp lại, và túi đựng rác có thể phân hủy sinh học (Tập đoàn khách sạn Akaryn 2018). Trong sáng kiến này, tập đoàn cũng cung cấp ống hút thay thế theo yêu cầu.
Theo các quản lý của chuỗi khách sạn, vấn đề lớn nhất là khiến các đơn vị cung cấp ngừng sử dụng đồ nhựa khi họ giao hàng. Phản hồi của khách hàng là ủng hộ các biện pháp này và chúng không làm ảnh hưởng đến bầu không khí sang trọng của khách sạn. Chuỗi khách sạn Hilton và Marriott gần đây đều áp dụng cách tiếp cận giảm sử dụng nhựa 1 lần bằng cách cung cấp các lựa chọn thay thế như các sản phẩm dùng nhiều lần.
Số liệu điều tra năm 2021, khoảng 1.000 khách sạn của Marriott trên toàn cầu đã thực hiện chuyển đổi và nhận được phản hồi tích cực từ khách (Marriott International 2019). Tháng 7/2019, Marriot International đã đạt được mục tiêu toàn cầu là cắt giảm một tỷ ống hút nhựa khỏi các bãi chôn lấp. Khi được triển khai đầy đủ trên toàn cầu, chương trình mở rộng của Marriott về các đồ dùng trong nhà tắm dự kiến sẽ cắt giảm khoảng 500 triệu chai nhựa nhỏ khỏi các bãi chôn lấp hàng năm, tương đương với 1,7 triệu pound nhựa và cắt giảm 30% lượng nhựa cho các đồ dùng trong nhà tắm của công ty hàng năm. Marriot là một trong năm công ty chủ chốt trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam.
Những ví dụ này đặc biệt phù hợp vì chúng cho thấy khu vực tư nhân đã sẵn sàng làm nhiều hơn để giải quyết vấn đề SUP so với những gì luật pháp quy định. Nhiều sáng kiến trong số này đã được thực hiện trên toàn cầu bởi các dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, nhà hàng thức ăn nhanh và chuỗi khách sạn, và cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn về tác động cũng như khả năng áp dụng.
Trên cơ sở tìm hiểu các chính sách và triển khai thực hiện giảm và không sử dụng túi nilông dùng 1 lần tại các địa phương nói chung và nhà bán lẻ nói riêng một sốưu điểm của các biện pháp như sau:
Chính sách thu phí túi ni-lông đã tác động đến người tiêu dùng hạn chế sử dụng túi nilông. Khi mua sắm phải trả một khoản phí nhỏ cho mỗi túi ni-lông sử dụng, họ sẽ cân nhắc và thay đổi hành vi tiêu dùng của mình kết quả lượng rác thải nhựa giảm đi. Khi phải trả phí cho túi ni-lông nhắc nhở người dùng về tác động tiêu cực của túi ni-lông đối với môi trường và khuyến khích họ chọn các lựa chọn thân thiện hơn. Nhà nước cũng có nguồn kinh phí giúp cho các hoạt động giảm rác thải nhựa nói chung và túi ni-lông nói riêng.
Lệnh cấm kết hợp với thu phí đã thúc đẩy các nhà phân phối tìm kiếm và sử dụng các lựa chọn thay thế túi ni-lông. Kết quả giảm lượng rác thải nhựa thải vào môi trường. Kích thích các nhà sản xuất các túi ni-lông thân thiện với môi trường. Lệnh cấm thể hiện quyết tâm của các chính phủ cho việc giảm sử dụng túi ni-lông và yêu cầu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải thực hiện.
Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm, lệnh cấm và thu phí túi ni-lông sau ban hành tính thực thi các công cụ và biện pháp đang áp dụng còn nhiều hạn chế và chưa đạt được hiệu quả cao như mong đợi. Chính sách thu phí túi ni-lông tại các siêu thị và trung tâm thương mại vẫn chưa được triển khai đầy đủ và chưa đủ cả về quy mô lẫn tính hiệu quả. Các lệnh cấm ban hành chưa được các nhà bán lẻ và người tiêu dùng thực hiện triệt để vì thiếu hướng dẫn cụ thể, không có chế tài hiệu quả.
Một số mô hình tiên phong trong cắt giảm sử dụng nhựa 1 lần ở nước ta
Tại Việt Nam, một số công ty khách sạn lớn nhất thế giới đã hợp tác với các công ty và thương hiệu trong nước nhằm cung cấp các lựa chọn thân thiện với môi trường để thay thế cho SUP, và có thể triển khai áp dụng nhanh chóng. Các thương hiệu này bao gồm Công Ty TNHH Nước Giải Khát TBC-Ball Việt Nam và beWater, và các lựa chọn thay thế mà họ quảng bá đã nhanh chóng thực hiện. Khách sạn ở Việt Nam, bao gồm Khách sạn Hyatt, và Tập đoàn khách sạn Accor, Tập đoàn khách sạn Inter Continental, Tập đoàn khách sạn Meliá và Tập đoàn Sailing Club Leisure ủng hộ lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường để thay thế cho SUP.
Chuỗi bán lẻ tập đoàn AEON Việt Nam thực hiện dự án giảm thiểu rác thải nhựa từ tháng 9/2019 đối tượng thực hiện Khách hàng, Nhân viên, Chính quyền và Cộng đồng, với mục tiêu dài hạn: Thay đổi hành vi sử dụng túi ni-lông của người tiêu dùng Việt Nam thành túi thân thiện với môi trường. Nâng cao nhận thức về việc sản xuất và tiêu dùng Bền vững. Giảm thiểu tác động của hoạt động kinh doanh AEON Việt Nam đối với môi trường, đặc biệt là chất thải nhựa.
Máy tái chế chai nhựa được đặt tại số 41 đường Thảo Điền (phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP.HCM)
Năm 2021, AEON Việt Nam đã đạt được: 5% giao dịch tại 6 trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị AEON từ chối túi nhựa. 89% nhân viên từ chối túi nhựa. Các sáng kiến đã triển khai tại bách hóa tổng hợp và siêu thị AEON như: Hoàn trả chi phí túi ni-lông khi Khách hàng không sử dụng với tổng chi phí 300 triệu đồng. Lập Quầy thanh toán ưu tiên cho Khách hàng không dùng túi ni-lông. Phối hợp Đại học Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi thiết kế túi ECO nhằm tìm ra mẫu túi phù hợp nhất với người dùng Việt Nam.
Tổ chức truyền thông sáng tạo thông qua hoạt hình “Chuyện tình túi Ni-lông” để lan tỏa thông điệp môi trường. Cải tiến quy trình bao gói hàng hóa tại thu ngân nhằm giảm thiểu tối đa lượng túi. Từ trung bình 5 túi/ giao dịch → 3 túi/ giao dịch. Tăng cường trưng bày túi Eco tại những vị trí kích thích nhu cầu sử dụng (Khu Đông lạnh, Quầy thu ngân, …). Mọi Nhân viên đều được Đào tạo về Môi trường hằng năm. Khách hàng khi mua sắm tại các bách hóa tổng hợp và siêu thị AEON có thể mượn túi môi trường (có đặt cọc). Sau khi sử dụng xong có thể trả túi và nhận lại tiền cọc. Liên Minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam được khởi xướng bởi IUCN và đồng sáng lập cùng Viện chiến lược & Chính sách Tài nguyên Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tập đoàn TH năm 2020 đã đề xuất kế hoạch hợp tác giảm tiêu thụ túi ni-lông sử dụng một lần với các nhà bán lẻ năm 2022 bao gồm: Hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng ý tưởng các dự án, hoạt động CSR về giảm sử dụng sản phẩm nhựa một lần cho các doanh nghiệp quan tâm (Central Retailer,...).
Rất nhiều siêu thị lớn ở Hà Nội đã chuyển sang dùng túi thân thiện với môi trường khi đựng đồ trả khách
Kết nối nguồn lực với các NGOs đang có các dự án/hoạt động về bảo vệ môi trườngTổ chức sự kiện ngày không sử dụng túi ni-lông (PLatic Free Day (3/7) với các siêu thị/nhà bán lẻ quan tâm (AEON,...). Cung cấp túi vải không dệt đi chợ thay cho túi ni-lông sử dụng một lần (TH truemart,...). Tổ chức hoạt động triển lãm Plastic Talk cùng với Quỹ vì tầm vóc Việt và các siêu thị/nhà bán lẻ (Mega Market).
Hiện nay, nhiều Tổ chức quốc tế đang đồng hành cùng Việt Nam trong việc giảm nhựa, tuy nhiên đang thực hiện ở giai đoạn đầu, nên chưa có các kết quả tổng kết. Những hoạt động này là cơ sở để thúc đẩy hoạt động giảm túi ni-lông sử dụng một lần ở Việt Nam.
Nguyên Minh